Pháp dùng hải âu chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp

04/02/2020 07:15

MTNN Các nhà khoa học Pháp đã thử nghiệm và đề xuất gắn máy dò trên cơ thể chim hải âu để phát hiện và ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp trên biển.

Theo Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà sinh thái học Pháp từ Trung tâm nghiên cứu sinh học ở Chizé (Centre d'études biologiques de Chizé - CEBC) đã phát triển một phương pháp sử dụng hải âu được trang bị máy dò nhỏ xíu để phát hiện tàu cá trong đại dương mà thuyền trưởng tắt đèn hiệu để đánh bắt cá trong khu vực cấm.

Theo quy định, tất cả các tàu có chiều dài hơn 20m phải có đèn hiệu liên tục truyền dữ liệu vệ tinh về vị trí, tốc độ và hướng di chuyển của tàu. Trước hết, điều này được thực hiện để ngăn va chạm trên biển, vì dữ liệu vệ tinh cung cấp cho thuyền trưởng một bức tranh hoàn chỉnh hơn về không gian xung quanh so với radar tàu. Nhưng dữ liệu vệ tinh cũng cho phép xác định xem tàu ​​có vào khu vực nơi đánh bắt hải sản bất hợp pháp hay không. Tuy nhiên, thuyền trưởng thường tắt đèn hiệu.

Nhà nghiên cứu Henri Weimerskirch và các đồng nghiệp ở CEBC của ông đã quyết định sử dụng hải âu để theo dõi các tàu cá. Những con chim này có thể vượt qua hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn km trong chuyến bay và phát hiện một tàu đánh cá ở khoảng cách lên tới 30km. Các nhà khoa học đã tạo ra các máy dò nhỏ chỉ nặng 65 gram, có thể phát hiện tín hiệu radar của tàu mà thuyền trưởng của tàu không tắt để tránh va chạm với các tàu khác. Các thiết bị mà hải âu mang trên người truyền tín hiệu này đến vệ tinh.

Từ tháng 12.2018 đến tháng 6.2019, Henri Weimerskirch và các đồng nghiệp đã triển khai máy dò nhỏ trên 169 con hải âu từ các đảo Crozet ở phía Nam Ấn Độ Dương. Trong thời gian này, chim đã gặp 353 tàu. Tọa độ của các tàu được truyền qua vệ tinh đến phòng thí nghiệm, thường là trong vòng chưa đầy 2 giờ. Nếu chúng không trùng với bản đồ vị trí của các tàu có đèn hiệu hoạt động, các nhà khoa học hiểu rằng đèn hiệu đã bị vô hiệu hóa trên tàu. Kết quả, 26% tàu đã tắt đèn hiệu trong vùng đặc quyền kinh tế của các đảo Crozet (cách bờ biển 200 hải lý), mặc dù việc sử dụng đèn hiệu ở khu vực này là bắt buộc.

Nhược điểm của phương pháp mới là hải âu có thể phát hiện các tàu như vậy, nhưng không thể theo dõi chuyển động của chúng trên khoảng cách quá xa. Nhưng tuần tra đại dương bằng hải âu trong mọi trường hợp sẽ giúp xác định các khu vực nơi đánh bắt đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hơn.

Các máy dò nhỏ đeo trên chim hải âu sẽ được triển khai lại vào tháng 3 và tháng 4 năm nay tại khu vực các đảo Prince Edward ở phía Nam Ấn Độ Dương để phát hiện các vụ đánh bắt cá bất hợp pháp. Chúng cũng sẽ được sử dụng để giúp các dịch vụ đánh cá của New Zealand nghiên cứu sự nguy hiểm của tàu cá đối với hải âu. Các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển các máy dò nhỏ hơn, họ dự định cài đặt trên các loài chim khác và thậm chí, có thể trên rùa biển.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mỹ: Năng lượng tái tạo sẽ vượt khí tự nhiên vào năm 2040

Theo Ars Technica, lần đầu tiên Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ dự đoán khả năng năng lượng tái tạo sẽ chiếm vị trí dẫn đầu các nguồn năng lượng ở Mỹ, trở thành nguồn phát điện lớn nhất, vượt qua khí tự nhiên vào khoảng năm 2040.

Phát hiện một nguồn khí nhà kính tự nhiên khổng lồ ở biển Đỏ

Theo Science Alert, các nhà khoa học đã phát hiện ra một nguồn khí nhà kính tự nhiên khổng lồ. Theo ước tính của họ, khí hydrocarbon từ đáy biển Đỏ gây ô nhiễm bầu khí quyển với tốc độ tương đương với lượng khí thải của các nước xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn.

Bộ Xây dựng quá tham vọng khi định đầu tư 10 tỉ USD vào lĩnh vực cấp-thoát nước

EuroCham cho rằng phần lớn chất thải tại Việt Nam không được phân loại ở cấp hộ gia đình và được thải tại bãi chôn lấp mà không qua xử lý. Sự thiếu phối hợp trong quản lý chất thải có thể dẫn đến những vấn đề môi trường, kinh tế xã hội nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com