Lũ quét là gì, hình thành như thế nào?
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập).
Kèm theo lũ quét và đặc biệt nguy hiểm là số lượng đất, bùn cũng như những thứ nó cuốn theo dòng chảy khiến lũ quét càng trở nên nguy hiểm tột cùng (Ảnh minh họa)
Lũ quét thường xuất hiện ở những vùng địa hình như thế nào?
Lũ quét thường xảy ra vào đầu mùa mưa, ở vùng núi và các địa hình dốc tạo ra dòng chảy mạnh và tốc độ chảy xiết (Nguồn ảnh: vov.vn)
Hiện tượng nguy hiểm này thường xảy ra tại các địa hình dốc như chân đồi núi hoặc địa hình thung lũng. Ngoài ra, lũ quét cũng xuất hiện ở vùng đại hình có mật độ che phủ thực vật thấp, dẫn đến bề mặt lớp đất không ổn định. Tùy thuộc vòa độ dài quãng đường và độ dốc địa hình mà nó “đi” qua, mức độ tàn phá của lũ quét sẽ càng lớn khi một khối lượng nước quá khổng lồ di chuyển với tốc độ kinh hoàng như vậy.
Khi dòng chảy của lũ quét gặp vật cản lớn như đê, đập của các công trình, khối lượng nước khổng lồ sẽ có hiện tượng dội lại, gộp với khối lượng nước đang tiếp tục chảy xiết tới, tạo ra các tình huống như xuất hiện xoáy nước với tốc độ chảy kinh người, nhấn chìm mọi vật thể kể cả phao cứu hộ. Tình trạng này khiến công tác cứu hộ gặp muôn vàn khó khăn nếu xảy ra ở khu dân cư.
Các vùng địa hình dễ gặp phải lũ quét tại nước ta bao gồm lưu vực các con sông lớn: sông Đà, sông Lô, sông Thao (Lào Cai), sông Mã (Thanh Hóa), thượng nguồn sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Hương (Thừa Thiên - Huế),…
Sức tàn phá của lũ quét có chiều hướng suy giảm nếu chảy vào nơi có diện tích rộng do dòng chảy phải phân tán, không còn chảy xiết tập trung gây nguy hiểm.
Vùng đồng bằng có tính chất địa hình khá bằng phẳng, khó có thể xảy ra lũ quét mà chỉ gây ngập úng nếu có mưa lớn trên diện rộng (Ảnh minh họa)
Lũ quét thường không xảy ra tại các địa hình khu vực đồng bằng bởi tính chất ít vùng địa hình dốc, không đủ điều kiện tạo ra lũ quét. Khu vực gần sông cũng ít khả năng xuất hiện lũ quét, bởi sông có vai trò điều tiết lượng nước, nếu lượng nước quá nhiều thì sông ngòi sẽ tràn bờ, chủ yếu gây ngập úng và không dòng nước chảy với tốc độ dàn trải chậm hơn nhiều so với lũ quét, đồng thời không đủ mạnh để cuốn đi bất cứ người hay vật nào.
=>Việt Nam đối mặt với bão lũ gấp 4 lần hiện tại nếu để mất loại này