Có thể vẫn phát triển kinh tế mà không cần tăng phát thải khí CO2

13/02/2020 12:15

MTNN Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng trong năm qua không tăng, mặc dù kinh tế thế giới tăng gần 3%, chứng tỏ thế giới vẫn có thể phát triển kinh tế mà không cần tăng phát thải khí nhà kính, thậm chí cần phải giảm để tránh hậu quả thảm khốc về biến đổi khí hậu.

Theo MIT Technology Review, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã trình bày một báo cáo mới về mức độ phát thải khí nhà kính năm 2019. Theo các chuyên gia, lượng khí thải CO2 từ năng lượng trong năm qua không tăng, mặc dù kinh tế thế giới tăng gần 3%. Với số liệu tuyệt đối, ngành năng lượng toàn cầu đã thải ra 33 tỉ tấn CO2 vào khí quyển, tương đương với năm 2018.

Báo cáo của IEA lưu ý rằng phát thải khí CO2 không tăng chủ yếu là nhờ các nước phát triển chuyển sang dùng năng lượng sạch. Mỹ, EU và một số khu vực khác nhận được ngày càng nhiều điện từ các nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, các nhà máy dùng than ở khắp mọi nơi được thay thế bởi các nhà máy dùng khí. Mặc dù khí đốt cũng nguy hiểm cho khí hậu, nhưng nó tạo ra ít CO2 hơn nhiều so với than. Đồng thời, tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong sản xuất điện đã tăng lên ở Nhật Bản. Các yếu tố khác bao gồm mùa đông ôn hòa 2018-2019 và sự phát triển chậm lại của nền kinh tế Ấn Độ.

Có thể nêu thí dụ về chuyển sang dùng các nguồn năng lượng sạch ở Anh trong những năm gần đây. Thật không may, nhiều nước đang phát triển vào năm 2019 chỉ tăng lượng khí thải, chủ yếu là do gia tăng đốt than. Ví dụ rõ nét là Trung Quốc. May mắn thay, sự suy giảm khí thải ở các nước phương Tây ví dụ, ở châu Âu và Mỹ, lần lượt lên tới 5% và 2,9% theo thứ tự tương ứng đã bù đắp cho sự tăng trưởng phát thải ở các nước đang phát triển.

Theo dự báo trước đó của các chuyên gia, lượng khí thải của ngành năng lượng năm ngoái có thể tăng 0,6%. Tuy nhiên, đã tránh được tình huống tương tự. Đây là tin tốt, nhưng không có gì đảm bảo rằng khí thải đã thực sự đạt đến đỉnh điểm và năm 2020 sẽ không mang lại những kỷ lục tiêu cực mới. Ngoài ra, việc ngăn chặn phát triển khí thải là không đủ - cần phải giảm chúng và giảm với tốc độ rất nhanh.

Ngoài ra, chúng ta không nên quên rằng báo cáo IEA không bao gồm các nguồn khí nhà kính quan trọng như nông nghiệp, phá rừng và cháy rừng. Nếu tính cả những nguồn này, mức phát thải chung trong năm 2019 có thể sẽ cao hơn. Trong khi đó, các mô hình mới cho thấy khí nhà kính nguy hiểm hơn nhiều đối với khí hậu so với lầm tưởng trước đây. Nếu trước đó, các nhà khoa học ước tính sự gia tăng nhiệt độ ở khoảng 3°C khi tăng gấp đôi nồng độ CO2 trong khí quyển thì bây giờ họ đang nói về mức tăng khoảng 5°C. Rất khó để tưởng tượng hậu quả của sự thay đổi khí hậu như vậy - nhưng không nghi ngờ gì nữa, hậu quả sẽ là thảm khốc.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tốc độ tuyệt chủng của côn trùng đã đến mức báo động

Xác định nguyên nhân chính gây giảm số lượng và sự đa dạng của côn trùng là hoạt động của con người, các nhà khoa học kêu gọi đẩy mạnh nghiên cứu thế giới côn trùng và thực hiện các biện pháp thích hợp ngay bây giờ nhằm ngăn chặn tình trạng phá hủy môi trường sống bởi thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu.

Ô nhiễm khí ozone ở đô thị lớn gây tổn thọ

Đánh giá không khí 406 thành phố ở 20 quốc gia trên thế giới trong 30 năm, các nhà khoa học khẳng định trong không khí của hầu hết các thành phố lớn, nồng độ khí ozone trên bề mặt đất, một loại khí nguy hiểm gây độc cho người, động vật và thực vật, đều bị vượt quá tiêu chuẩn.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com