Cụ thể, một nhóm gồm hơn 200 nhà khoa học thuộc tổ chức trên đã tổng hợp danh sách 30 mối nguy hiểm toàn cầu đe dọa loài người trong thế kỷ này. Trong số đó, đứng đầu bảng xếp hạng cả về xác suất lẫn mức độ nghiêm trọng về hậu quả là sự nóng lên toàn cầu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giảm các hệ sinh thái quan trọng, tuyệt chủng của động vật, an ninh lương thực và giảm trữ lượng nước ngọt.
Kết hợp lại, chúng “có khả năng ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau, sẽ dẫn đến sự sụp đổ có hệ thống toàn cầu (Global Systemic Collapse)”. Ví dụ, nóng bức có thể lan truyền tình trạng nóng lên toàn cầu bằng cách giải phóng các loại khí làm tăng nhiệt độ của hành tinh từ các nguồn tự nhiên.
Đồng thời, chúng làm tăng mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nước và khủng hoảng lương thực. Giảm đa dạng sinh học, làm suy yếu khả năng của các hệ thống tự nhiên và nông nghiệp trong việc đối phó với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cụ thể, các nhà khoa học lo ngại rằng sự gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm có thể kích hoạt một vòng xoáy nóng lên toàn cầu liên tục.
Trong khi nhân loại đang không thành công trong chống chọi với khí thải carbon dioxide và metan từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch nếu Trái đất bắt đầu giải phóng lượng dự trữ khổng lồ các loại khí này, ví dụ, do băng trong lớp băng vĩnh cửu tan ra thì mọi nỗ lực để kiềm chế quá trình đó đều vô vọng.
Bản báo cáo kêu gọi các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà lập pháp trên toàn cầu chú ý đến những rủi ro toàn cầu này và coi chúng như một hệ thống kết nối với nhau” khiến xã hội loài người ngày càng trở nên mong manh và dễ bị tổn thương.
Vũ Trung Hương