Các nhà khoa học thử nghiệm hạt nano trung hòa nọc độc của rắn
Mỗi năm có đến nửa triệu người trên toàn thế giới tử vong do bị rắn cắn, tuy nhiên chúng ta lại chưa có các loại kháng sinh điều trị triệt để cho các trường hợp này (Ảnh: Avalon/Photoshot, Alamy)
Ở các nước châu Âu phát triển, chỉ một số người không may bị rắn cắn điển hình là trong khi đi bộ, làm việc ở nông trại, sở thú hoặc là binh lính, nhân viên thu thập bò sát. Tuy nhiên, ở các vùng nhiệt đới tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, rắn là nguyên nhân gây ra tử vong và tàn tật tị vùng nông thôn.
Các số liệu báo cáo cho thấy 2 triệu người bị rắn cắn mỗi năm, 100.000 người trong số đó tử vong, hơn 400.000 người khác bị khuyết tật nghiêm trọng như cụt chi vĩnh viễn do tổn thương thần kinh nghiêm trọng.
Tuy thí nghiệm trên hạt nano còn chưa hoàn thiện, một nhà hóa học tại California và một chuyên gia nọc độc từ Costa Rica đã đưa ra các báo cáo cho thấy nỗ lực của họ trong việc tạo ra các hạt nano có khả năng trung hòa nọc độc của rắn, loại thuốc này được đựng trong ống tiêm và có thể dễ dàng mang theo (Ảnh: Discover Magazine Blogs)
Trong một nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện nhiệt đới PLOS, các hạt nano đã bảo vệ chuột thí nghiệm khỏi tổn thương về mô do nọc độc của rắn hổ mang ấn độ, bên cạnh đó cũng không xuất hiện tình trạng dị ứng thuốc (Ảnh: NY Daily News)
Trước đó, các thí nghiệm về tình trạng bị rắn cắn còn khá hời hợt so với số lượng khổng lồ các nạn nhân bị rắn tấn công, điều này cũng đã dấy lên tranh cãi. Những phương pháp sơ cứu rạch mở vết thương và hút nọc độc giờ đã không còn được nhiều người tin tưởng.
Chất kháng nọc độc Antivenins đã ra đời nhiều thập kỉ, tuy nhiên loại thuốc này khá đắt tiền, vẫn tồn tại rủi ro và rất hiếm khi được sử dụng ở các nước nghèo. Các loại thuốc chứa kháng thể thu hoạch từ máu cừu hoặc ngựa được chích thêm nọc độc pha loãng có thể hồi phục vết thương do rắn cắn.
Quá trình này vô cùng phức tạp bởi các kháng thể cần được giữ lạnh, rất ít công ty dược phẩm phát hành tràn lan như thuốc kháng sinh khiến giá cả loại kháng thể này cao bất ngờ. Các kháng thể này phải được tiêm vào tĩnh mạch trong phòng cấp cứu, còn các nạn nhân bị rắn cắn rất có thể đã thiệt mạng khi trên đường tới bệnh viện.
Hơn nữa, thuốc kháng nọc độc chỉ có thể điều trị vết cắn của một loài nhất định: ví dụ loại kháng thể dùng cho vết thương rắn hổ mang cắn sẽ không thể chữa trị vết cắn của rắn chuông.
Các loại kháng thể nọc độc chỉ có thể chữa trị cho một số trường hợp nhất định (Ảnh:colegiointegral.g12.br)
Kenneth J. Shea, một nhà hóa học tại Đại học California cho biết: “Bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên đó là tất cả những gì họ đang có.”
Phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Shea đang tạo ra các hạt nano hydrogel nhỏ để gắn vào các protein. Trong khi thử nghiệm các hạt này lên các loại độc thông thường, ông phân loại một số hạt nano có thể trung hòa độc từ rắn hổ mang, rắn san hô, rắn biển.
José María Gutiérrez, một chuyên gia nọc độc tại Đại học Costa Rica, đã tiêm hàng chục con chuột với nọc độc của rắn hổ mang có cổ đen. Ông phát hiện ra rằng các hạt nano của Tiến sĩ Shea làm giảm đáng kể tổn thương mô ở chuột. Quan trọng hơn, các hạt nano dường như không can thiệp vào các protein bình thường hoặc gây ra các phản ứng dị ứng nguy hiểm.
Tiến sĩ Shea cũng chia sẻ rằng sử dụng các hạt nano trong y học là điều tương đối lạ lẫm, và “không có nhiều tình nguyện viên” tham gia các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến tình trạng rắn cắn.
=> Đảo kiến lửa khổng lồ trôi nổi trong siêu bão đe dọa người dân
Các phương pháp sơ cứu ngay sau khi bị rắn cắn ai cũng nên biết (Theo Brave Wilderness)