Khả năng dự báo bão \thiên tài\ của loài sứa

15/10/2018 13:43

MTNN Sứa là loài sinh vật không có não nhưng có rất nhiều khả năng khiến loài người phải kinh ngạc, một trong những khả năng bất ngờ nhất là có thể dự đoán bão.

Khả năng dự báo bão \thiên tài\ của loài sứa

Sứa có khả năng dự báo bão

Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tàu thuyền, làm đổ nhà cửa, gây mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm họa. Mỗi năm, nước ta phải hứng chịu khoảng hơn 10 cơn bão, trong đó Nghệ An cũng chịu vài ba cơn.

Đành rằng hoạt động dự báo bão dựa hoàn toàn vào các trạm quan trắc và đài thiên văn không phải lúc nào cũng chính xác.

Tuy nhiên, cha ông ta ngày xưa chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát thiên văn để đưa ra dự báo bão, ấy vậy mà tránh được rất nhiều thảm họa do bão gây ra.

Và sứa là một trong những sinh vật có khả năng dự báo bão rất chính xác được ông cha truyền lại. Sứa thuộc loài nhuyễn thể, thâm mềm, thuộc lớp động vật, ngành Ruột khoang, hiện nay trên thế giới đã phát hiện có khoảng hơn 200 loài sứa, loài sứa thường thấy có sứa biển, sứa hải nguyệt...

sua du bao bao

Điều kì lạ là mỗi khi bão sắp đến, sứa lại có thể dự báo được, và sẽ nhanh chóng đưa ra phản ứng (ảnh: Kiến thức)

Bình thường, sứa thường nổi trên mặt biển, sự phân bố của chúng chịu sự chi phối của hướng gió, sức gió nước biển và thuỷ triều.

Thỉnh thoảng chúng tụ tập lại với nhau dài dằng dặc trên biển; có khi cả bầy sứa tụ tập với nhau, nửa đêm lại có thể trôi đi không thấy dấu vết đâu.

Trong trường hợp gió yên sóng lặng, nước biển xanh trong, trời râm hoặc ánh nắng Mặt Trời không gay gắt và thuỷ triều bình lặng, sứa nổi lên trên nước hoặc bề mặt nước. Mỗi khi gặp sóng lớn, mưa bão, nước trở nên đục ngầu và thuỷ triều xuống hay ánh nắng Mặt Trời quá gay gắt thì nói chung nó thường lặn xuống dưới nước hoặc gần dưới đáy nước.

Điều kì lạ là mỗi khi bão sắp đến, sứa lại có thể dự báo được, và sẽ nhanh chóng đưa ra phản ứng. Vậy thì, tại sao sứa có thể dự báo được bão đến?

Các nhà khoa học đã phát hiện, trước khi gió nổi lên, sóng biển gào thét thành bản "nhạc giao hưởng của biển", sẽ có một loại sóng âm "có tần số là 8~13 Hz" truyền đến, tốc độ của nó nhanh hơn so với gió và sóng, con người không cảm nhận được loại sóng âm này, nhưng sứa lại có thể cảm nhận được. Sau đó, các nhà khoa học lại đi sâu vào nghiên cứu, hoá ra mặt trong cầu cảm giác ở ven "ô" của sứa có viên đá nghe nhỏ bé giống như là "cái tai" của con sứa.

Do sóng biển ma sát với không khí mà sản sinh ra sóng âm đập vào đá nghe, kích thích cơ quan cảm thụ thần kinh xung quanh, làm cho sứa có thể bắt được âm thanh của bão trước hơn 10 tiếng đồng hồ. Sứa nhận được tín hiệu của bão lập tức chìm xuống dưới đáy biển để tránh bị gió bão và sóng biển lớn đập tan.

Với hiện tượng tự nhiên khắc nghiệt này, thiết nghĩ, nên phổ biến kinh nghiệm dân gian về dự báo bão rộng rãi bởi người dân cần được cảnh báo chính xác tâm bão đổ bộ vào đất liền trước khoảng thời gian để triển khai các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

-> Vì sao bị muỗi đốt lại không nên gãi?

Điều ít biết về sứa đỏ gây sốt ở Hà Nội (nguồn: VTC)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com