Vì sao ở trong nhà vẫn bị sét đánh?

21/06/2024 10:44

MTNN Đã có không ít trường hợp dù ở trong nhà nhưng vẫn bị sét đánh trúng dẫn đến thương vong.

Bị sét đánh ngay trong phòng ngủ

Mới đây, nam thanh niên 29 tuổi ở huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn đang nằm ngủ trong phòng thì bị đánh thức bởi tiếng mưa rơi, kèm sấm sét liên hồi. Khi đi kiếm tra phòng ngủ, anh bất ngờ bị sét đánh ngất. May mắn, được người nhà phát hiện đưa đến Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn cấp cứu.

Tại viện, bệnh nhân tỉnh táo nhưng kêu đau nhiều, vật vã, kích thích. Sét đánh khiến bệnh nhân có vết bỏng ở khuỷu tay trái hình chữ nhật, kích cỡ khoảng 10x18cm (nghi là đầu ra của tia lửa điện). Toàn bộ vùng lưng trái bỏng rát, chuyển màu nâu đen; chân trái có biểu hiện giảm vận động.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bỏng điện độ III- IV vùng lưng, cánh tay trái, đùi trái, cẳng bàn chân trái diện tích khoảng 40%. Đến ngày 18/6, tình trạng bệnh nhân tạm ổn định, được theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại, Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn.

Ảnh minh họa

Tại sao ở trong nhà vẫn bị sét đánh?

Mặc dù ở trong nhà an toàn hơn khi có giông sét, nhưng vẫn có những rủi ro nếu không thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh.

Theo National Weather Service, lý do bị sét đánh khi ở trong nhà có thể kể đến như:

- Đường dây điện và thiết bị điện tử: Sét có thể truyền qua các đường dây điện và dây cáp dẫn vào nhà, gây ra sét lan truyền. Nếu đang sử dụng hoặc tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV, hoặc các thiết bị gia dụng vẫn sẽ có khả năng bị sét đánh.

- Đường ống nước và các vật dụng kim loại: Sét có thể truyền qua hệ thống ống nước và các vật dụng kim loại trong nhà. Việc sử dụng vòi nước, bồn tắm, hoặc máy giặt khi có giông sét rất nguy hiểm.

- Cửa sổ và cửa ra vào: Sét có thể phóng qua các khe hở như cửa sổ và cửa ra vào, đặc biệt nếu các cửa này làm bằng kim loại hoặc có khung kim loại. Đứng gần các cửa sổ hoặc cửa ra vào khi có giông sét cũng làm tăng nguy cơ bị sét đánh.

Các biện pháp phòng tránh bị sét đánh khi ở trong nhà

Tránh xa các thiết bị điện tử: Rút phích cắm các thiết bị điện tử và không sử dụng điện thoại cố định, máy tính, TV, hoặc các thiết bị điện khi có giông sét.

Tránh xa đường ống nước: Hạn chế tắm, rửa tay, rửa chén, hoặc sử dụng các thiết bị có liên quan đến nước khi có giông sét.

Đóng kín cửa sổ và cửa ra vào: Đóng kín các cửa sổ và cửa ra vào để giảm nguy cơ sét phóng vào nhà qua các khe hở.

Tránh xa các vật dụng kim loại: Không tiếp xúc với các vật dụng kim loại như khung cửa sổ, cửa ra vào, hoặc bất kỳ vật dụng kim loại nào khác trong nhà.

Sử dụng hệ thống chống sét: Đảm bảo nhà có hệ thống chống sét hiệu quả, bao gồm các cột thu lôi và hệ thống dây dẫn nối đất để dẫn sét an toàn ra khỏi nhà.

Thúy Ngà
Nguồn giadinhonline.vn
Link bài gốc

https://giadinhonline.vn/vi-sao-o-trong-nha-van-bi-set-danh-d199530.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải quyết nhức nhối ngập úng đô thị

Tình trạng ngập úng đô thị và xử lý nước thải đô thị đang ngày càng trở nên trầm trọng. Ngành Tài nguyên và Môi trường và ngành Xây dựng cần phải “bắt tay” giải quyết đồng bộ và bài bản tình trạng này.

Tăng tỉ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng và bảo tồn giá trị văn hóa Thủ đô

TP. Hà Nội chú trọng phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Đặc biệt, dự thảo Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, đều hướng đến phát triển không gian xanh, không gian văn hóa, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa…

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com