Giải quyết nhức nhối ngập úng đô thị

19/06/2024 10:32

MTNN Tình trạng ngập úng đô thị và xử lý nước thải đô thị đang ngày càng trở nên trầm trọng. Ngành Tài nguyên và Môi trường và ngành Xây dựng cần phải “bắt tay” giải quyết đồng bộ và bài bản tình trạng này.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thống nhất quan điểm và đã đưa ra giải pháp căn cơ để giải quyết ngập úng ở các đô thị trong thời gian tới; một trong những phương án chính là cần phải sớm nâng cấp hệ thống thoát nước một cách đồng bộ và bài bản.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng một trong những nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị trong thời gian qua là do trong quá trình phát triển đô thị hóa đã xảy ra tình trạng lấp ao, hồ tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước khi có mưa lớn.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch (trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường) trong quá trình phát triển đô thị trước đây cũng chưa được làm bài bản.

“Quy hoạch của chúng ta chủ yếu đang làm về quy hoạch phát triển đô thị, các hạ tầng, dịch vụ, dân cư, nhưng chưa tính thật sâu, thật sát đến định hướng lâu dài,” Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thẳng thắn chỉ ra thực trạng.

Một nhân tố khác làm ngập úng đô thị được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ra là do mật độ xây dựng dày đặc, trong khi hệ thống thoát nước của đô thị ở Việt Nam chưa đồng bộ và thể tích chưa đảm bảo để chứa nước cũng như thoát nước khi có lưu lượng mưa lớn.

Có chung quan điểm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thẳng thắn cho biết tình trạng ngập úng đô thị hiện nay diễn ra rất phức tạp. Nguyên nhân là do tác động của điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

Cùng với đó, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã dẫn đến nhu cầu xây dựng tăng cao, trong đó có việc san lấp ao hồ, kênh rạch dẫn đến diện tích bề mặt ngày càng được bê tông hóa; khả năng thoát nước, tiêu thoát nước tự nhiên hay khả năng thẩm thấu tự nhiên bị giảm xuống.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, công tác dự báo quy hoạch đô thị cũng chưa đảm bảo, chưa đáp ứng các yêu cầu để phòng, chống ngập úng đô thị. Trong khi việc triển khai thực hiện quy hoạch và công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu.

Ngoài ra, theo ông Nghị thì ý thức của người dân (như việc tự ý lấn chiếm không gian xanh; san lấp ao, hồ… để cơi nới, mở rộng công trình xây dựng) và tình trạng rác thải cũng dẫn đến cản trở dòng chảy thoát nước.

Đưa ra giải pháp khắc phục, ông Nghị nhấn mạnh trong thời gian tới, Bộ Xây dựng xác định sẽ tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác thoát nước, xử lý nước thải.

Theo kế hoạch, Bộ Xây dựng sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện các dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Cấp, thoát nước; Luật Quản lý phát triển đô thị; và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức có liên quan đến xử lý nước thải.

Trong đó, luật phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển, hội nhập; bảo đảm minh bạch, khả thi, thuận lợi trong tổ chức thực hiện; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực…

Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng sẽ nâng cao chất lượng lọc, quản lý, quy hoạch, xây dựng quy hoạch đô thị. Đặc biệt, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng xác định sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đảm bảo công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải đô thị.

“Bộ cũng tiếp tục rà soát, tập trung hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các địa phương để triển khai quy hoạch cũng như triển khai quy định pháp luật trong công tác xử lý nước thải, cấp, thoát nước thải đô thị,” ông Nghị nói.

Từ góc độ cơ quan quản lý về đất đai, môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng cho rằng muốn chống được ngập úng đô thị thì cần phải giải quyết một cách đồng bộ từ công tác quy hoạch đến xây dựng.

Theo đó, ông Khánh bày tỏ mong muốn trong các khu đô thị mới hay trong những khu vực phát triển mới sẽ có nhiều ao, nhiều hồ. Bởi theo ông thì ao, hồ là “lá phổi tự nhiên” vừa là để tạo cảnh quan, vừa là những nơi để tích trữ nước khi mưa lớn để chống gây tràn, ngập úng của các đô thị.

“Vì thế, chúng ta phải có nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách bài bản,” ông Khánh nhấn mạnh và nêu đề nghị thời gian tới cần phải nâng cấp các hệ thống thoát nước của các đô thị; trong đó những đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần phải có một hệ thống thoát nước đồng bộ và bài bản.

Nguồn suckhoemoitruong.com.vn
Link bài gốc

https://suckhoemoitruong.com.vn/giai-quyet-nhuc-nhoi-ngap-ung-do-thi-23537.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tăng tỉ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng và bảo tồn giá trị văn hóa Thủ đô

TP. Hà Nội chú trọng phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Đặc biệt, dự thảo Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, đều hướng đến phát triển không gian xanh, không gian văn hóa, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa…

Loạt dự án ODA giao thông gặp khó vì mặt bằng

Thời gian GPMB kéo dài, kế hoạch tổ chức thi công chưa thể triển khai theo kế hoạch là nguyên nhân khiến nhiều dự án ODA giao thông đã và đang đứng trước nguy cơ lỡ hẹn về đích.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com