TP.HCM sẽ có thêm 3 dự án nhà ở cho công nhân trong năm 2019

27/05/2019 11:47

MTNN Theo kế hoạch, trong năm 2019, TP.HCM phấn đấu phát triển thêm 120.000 m2 sàn xây dựng nhà lưu trú cho công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn. Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện toàn thành phố có 17 khu công nghiệp – khu chế xuất, khu công nghệ cao và 16 cụm công nghiệp khác với tổng số lao động gần 380.000 người. Trong đó, có từ 60-75% lao động cần nhà lưu trú với khoảng 280.000 chỗ ở. Tuy nhiên, thành phố chỉ mới giải quyết được một phần nhỏ nhu cầu này.

TP.HCM sẽ có thêm 3 dự án nhà ở cho công nhân trong năm 2019

Theo kế hoạch, trong năm 2019, TP.HCM phấn đấu phát triển thêm 120.000 m2 sàn xây dựng nhà lưu trú cho công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn.

Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện toàn thành phố có 17 khu công nghiệp – khu chế xuất, khu công nghệ cao và 16 cụm công nghiệp khác với tổng số lao động gần 380.000 người. Trong đó, có từ 60-75% lao động cần nhà lưu trú với khoảng 280.000 chỗ ở. Tuy nhiên, thành phố chỉ mới giải quyết được một phần nhỏ nhu cầu này.

Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM thông tin, thành phố hiện có 47 ha đất với 15 dự án đã và đang triển khai xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, nhưng chủ yếu do doanh nghiệp thực hiện với quy mô 95.000 chỗ ở. Theo kế hoạch, trong năm 2019, thành phố phấn đấu phát triển thêm 710.000 m2 sàn xây dựng nhà ở xã hội. Trong đó có 120.000 m2 sàn xây dựng nhà lưu trú công nhân. Cũng trong năm 2019, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai 3 dự án phát triển nhà lưu trú công nhân gồm: dự án nhà ở xã hội và nhà trẻ tại phường Long Trường, quận 9; nhà lưu trú công nhân khu chế xuất Linh Trung II giai đoạn 2 và nhà ở xã hội cho công nhân tại khu đất đường Đinh Kiếp, huyện Củ Chi. Ngoài ra còn có nhà lưu trú trên khu đất địa chỉ số 15/6C đường Đặng Văn Bi, quận Thủ Đức.


Trước đó, chia sẻ về nhu cầu xây dựng nhà ở cho lao động tại các KCN, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc thiếu các KDC gắn với KCN đang là rào cản khiến nhiều KCN gặp khó khăn trong thu hút đầu tư. Nếu so sánh giữa Long An và Bình Dương, số lượng KCN bỏ hoang tại Long An khá nhiều vì không gắn liền với khu dân cư, điểm hình như KCN Đức Hòa 3 rộng 1.800 ha nhưng không quy hoạch khu dân cư, khu nhà nào cho công nhân, người lao động hay chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại các nhà máy nên mấy năm nay khó thu hút đầu tư. Trong khi đó tại Bình Dương, các KCN hoạt động rất sầm uất bởi gắn liền với các khu dân cư. Điển hình như ở KCN VISIP 1-2 có một quỹ đất rất lớn dành cho nhà ở, dịch vụ. Hay ở các KCN do Becamex làm chủ đầu tư cũng quy hoạch các khu dân cư bài bản với đầy đủ tiện ích như nhà ở, trường học, chợ. Do đó, TP.HCM cần có chính sách phát triển tương tự để thu hút đầu tư mạnh hơn.

Bên cạnh việc tăng cường xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các KCX-KCN, Sở xây dựng cũng lưu ý các doanh nghiệp làm sao thu hút công nhân vào định cư. Tại nhiều KCN, dù nhu cầu chỗ ở của công nhân rất lớn nhưng các nhà lưu trú xây xong vẫn có nhiều phòng trống, không người ở do việc quản lý chưa chuyên nghiệp. Những quy định, nội quy trong các nhà lưu trú còn cứng nhắc, giờ giấc ràng buộc… trong khi giá thuê nhà cao không phù hợp với khả năng của số đông công nhân. Đây là những nguyên do khiến nhiều công nhân chọn ở phòng trọ chứ không vào nhà lưu trú. Thực tế cho thấy nhà lưu trú nào quản lý năng động, linh hoạt và có cung cách phục vụ tốt sẽ thu hút được nhiều công nhân vào ở, chẳng hạn KCX Tân Thuận là một điển hình.

(Tuổi trẻ Online)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BĐS TP.HCM thu hút nhiều vốn ngoại nhưng dự án chỉ nằm trên giấy

Trong những năm qua, bất động sản TP.HCM đã nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lên tới hàng tỷ USD, tuy nhiên, hầu hết các dự án hiện vẫn chỉ là trên giấy. Vốn ngoại đổ mạnh vào BĐS. Số liệu thống kê từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho thấy, TP.HCM thu hút được 2,37 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2019, cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, tăng 46,1% so với cùng kỳ năm 2018.

“Tối hậu thư” cho cao tốc lớn nhất phía Nam

Do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, các gói thầu của dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã không kịp hoàn thành như dự định. Để thúc tiến độ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Ðình Dũng yêu cầu TP.HCM và Đồng Nai khẩn trương giải quyết dứt điểm các vướng mắc. Văn phòng Chính phủ mới đây đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Ðình Dũng về việc xử lý vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Lấn cấn về pháp lý condotel

Hiện nay, pháp lý còn lấn cấn về loại hình condotel, chưa định hình rõ là bất động sản để ở hay kinh doanh... Dù bất động sản nghỉ dưỡng đang có dư địa lớn để phát triển nhưng vẫn còn không ít rào cản. Trong đó, nổi cộm là vấn đề pháp lý đối với loại hình condotel chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi. Sau thời gian bùng nổ, hơn 1 năm trở lại đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chững lại hẳn, lượng giao dịch căn hộ du lịch (condotel) giảm mạnh. Theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nguyên nhân cơ bản là những vướng mắc về pháp lý cho các sản phẩm condotel chưa được tháo gỡ, gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com