TP.HCM điều tra việc thoái hóa hơn 96.000ha đất

16/05/2019 10:10

MTNN UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định 1822/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 về việc phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu. Theo đó, kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu trên địa bàn thành phố (TP), với tổng diện tích đất bị thoái hóa trên địa bàn TP là 96.807ha, chiếm 85,35% diện tích điều tra của TP.

TP.HCM điều tra việc thoái hóa hơn 96.000ha đất

UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định 1822/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 về việc phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu.

Theo đó, kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu trên địa bàn thành phố (TP), với tổng diện tích đất bị thoái hóa trên địa bàn TP là 96.807ha, chiếm 85,35% diện tích điều tra của TP.

Về thoái hóa đất theo các loại đất như sau: Đất sản xuất nông nghiệp là 49.341ha/64.236ha đất bị thoái hóa (chiếm 76,81%); đất lâm nghiệp là 35.593 ha/35.685ha đất bị thoái hóa (chiếm 99,74%); đất nuôi trồng thủy sản là 8.884 ha/10.503ha đất bị thoái hóa (chiếm 84,58%); đất làm muối là 1.709ha đất bị thoái hóa, chiếm 100% diện tích đất làm muối của TP; đất nông nghiệp khác là 361ha/386ha đất bị thoái hóa (chiếm 93,52%); đất bằng chưa sử dụng là 919ha đất bị thoái hóa, chiếm 100% diện tích đất bằng chưa sử dụng của TP.


UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của TP tổ chức công khai kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu của TP trên cổng thông tin điện tử của UBND TP theo quy định; thực hiện báo cáo số liệu điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu của TP về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của TP, UBND 24 quận, huyện và các đơn vị khác có liên quan tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả sản phẩm của dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đúng theo quy định.

Các sở, ngành của TP, UBND 24 quận, huyện căn cứ kết quả số liệu thoái hóa đất có biện pháp, phương án quản lý, khai thác, sử dụng đất đảm bảo hiệu quả, hợp lý và bền vững, giảm thiểu tối đa thoái hóa đất trên địa bàn.

(BizLive)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đi săn căn hộ dự án khu Đông TPHCM sau tin thông xe, làm cầu

Cuối tuần qua, lãnh đạo UBND TP.HCM và lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn phương án triển khai xây dựng cầu Cát Lái, nối quận 2 của TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Bước đầu, hai địa phương đã thống nhất với nhau các phương án triển khai dự án với quyết tâm sẽ khẩn trương xây dựng nhanh công trình này.

Dự án ’bánh vẽ’ giăng bẫy khắp vùng ven Sài Gòn

Tại các khu vực ngoại thành TP.HCM, tình trạng các môi giới nhà đất, thậm chí các công ty bất động sản tự vẽ dự án ’ma’, vẽ quy hoạch rồi phân lô lừa bán nền tràn lan để giăng bẫy khách hàng. Liên quan đến việc các dự án ’bánh vẽ’ để lừa người dân thì mới đây Báo Tiền Phong tiếp tục nhận hàng loạt đơn thư tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng chục tỷ đồng của Cty đầu tư xây dựng và dịch vụ địa ốc Điền Gia (gọi tắt là Cty địa ốc Điền Gia), chủ đầu tư KDC Gia Phát tại Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, TP. HCM.

Vì sao các tranh chấp chung cư lại bùng nổ thời gian gần đây?

Nếu chủ đầu tư (CĐT) uy tín, làm ăn đàng hoàng không bao giờ muốn đi tranh chấp với khách hàng. Ngược lại, cư dân cũng không muốn mất thời gian, công sức để ý kiến hay kiện tụng với chủ đầu tư. Ở đây, vấn đề cốt lõi là câu chuyện ứng xử với nhau như thế nào, làm sao để giảm bớt những tranh chấp, kiện tụng không đáng có…

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com