Chậm di dời trụ sở ra khỏi nội đô có trách nhiệm của nhiều bộ, ngành liên quan

07/06/2019 18:01

MTNN Trả lời chất vấn của cử tri về vấn đề di dời trụ sở bộ ngành tại Hà Nội bị chậm trễ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng việc này liên quan tới nhiều cơ quan, nhiều bộ. Một số bộ ngành chưa chịu di dời vì chưa đủ cơ sở hạ tầng phù hợp.

Chậm di dời trụ sở ra khỏi nội đô có trách nhiệm của nhiều bộ, ngành liên quan

Trả lời chất vấn của cử tri về vấn đề di dời trụ sở bộ ngành tại Hà Nội bị chậm trễ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng việc này liên quan tới nhiều cơ quan, nhiều bộ. Một số bộ ngành chưa chịu di dời vì chưa đủ cơ sở hạ tầng phù hợp.

Đề cập đến nhiệm vụ di dời trụ sở cơ quan, bệnh viện, cơ sở giáo dục để giảm áp lực cho nội đô Hà Nội, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) cho rằng, Luật Thủ đô đi vào cuộc sống đã 8 năm, nhưng nội dung quan trọng này trong luật đã không được thực hiện một cách nghiêm túc.

Việc này, theo bà Dung, đã được Uỷ ban pháp luật giám sát và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp thứ VI vừa qua. Theo quy định của Luật Thủ đô, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở công nghiệp được ưu tiên xây dựng phát triển các công trình công cộng, nhưng trên thực tế rất nhiều chung cư cao tầng được xây dựng trên nền đất này. 

Trong số 9 cơ quan được bố trí quỹ đất chuyển ra ngoại thành thì có đến 7 cơ quan tiếp tục giữ lại trụ sở cũ, 2 cơ quan được chấp thuận chuyển đổi mục đích sang đầu tư nhà ở văn phòng cao tầng, không có khu đất nào được sử dụng để xây dựng công trình công cộng. 


Đặc biệt, chưa có cơ sở giáo dục nào di dời vì chưa đủ cơ sở hạ tầng phù hợp và chưa được bố trí quỹ đất. Sự chậm trễ này đã gây ra những hệ luỵ về quy hoạch, hạ tầng giao thông, xã hội, quy mô dân số, đi ngược lại mục tiêu ban đầu đã đề ra là giảm tải áp lực cho nội đô.

 “Việc này có trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các bộ liên quan theo quy định tại Điều 4, Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ”, bà Dung cho biết và đề nghị Bộ Xây dựng thực hiện các kiến nghị của Uỷ ban pháp luật về việc chấp hành nghiêm các quy định của Luật thủ đô.

Trả lời chất vấn, ông Hà cho biết, Bộ Xây dựng được giao lập danh mục và biện pháp di dời, Bộ Y tế lập danh sách các bệnh viện, Bộ Giáo dục lập danh mục tiêu chí; lộ trình di dời cơ sở giáo dục đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lên danh sách các cơ sở dạy nghề và các tiêu chí ra ngoài ngoại thành. Bộ Tài chính có nhiệm vụ xây dựng cơ chế chính sách tài chính để khai thác quỹ đất trụ sở nội đô, đề xuất phương án án tài chính để đầu xây dựng trụ sở mới.

Tuy nhiên, tình hình thực hiện chủ trương trên hiện rất chậm dù Hà Nội đã bố trí một số địa điểm, lập danh mục phải di dời. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng ở đây có trách nhiệm của rất nhiều bộ ngành liên quan. Cơ chế tài chính, nguồn lực cho di dời, việc bố trí quỹ đất để di dời và cơ chế sử dụng quỹ đất trong nội đô sau di dời cũng chưa đầy đủ… Thậm chí có bộ, ngành còn chưa hoàn thành danh mục, tiêu chí cơ sở di dời.

Hiện mới có bệnh viện K, Nội tiết Trung ương, Bạch Mai, Việt Đức... đã di dời. Còn các cơ sở giáo dục thì Bộ Giáo dục và Bộ Lao động chưa hoàn thành lập danh mục cũng như tiêu chí di dời.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị sau phiên chất vấn, Bộ Xây dựng phải ngồi lại với các bộ để đánh giá vì sao việc di dời trụ sở bộ ngành chậm và giải pháp như thế nào.

(CafeLand)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: Cần 2.200 tỉ đồng để xóa nợ đọng của 69 dự án hạ tầng trọng điểm

Người đứng đầu Bộ GTVT cho biết, Bộ đang đề xuất 2.200 tỉ để giải quyết nợ đọng cho 69 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm nằm tại nhiều địa phương trên cả nước. Sáng 5/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn của các đại biểu tại phiên làm việc của Quốc hội. Ông Thể cho biết, giao thông vận tải là ngành có vai trò quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, Bộ đã cố gắng đầu tư thực hiện nhiều dự án hạ tầng quan trọng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông của nhiều khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Với nguồn vốn được bố trí hạn hẹp nên Bộ sẽ ưu tiên cho các dự án trọng điểm trước.

Vì sao doanh nghiệp trong nước khó đầu tư các dự án giao thông lớn?

Nguồn lực tài chính hạn hẹp là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trong nước khó tham gia đầu tư các dự án hạ tầng giao thông lớn, trọng điểm. Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể sáng 5/6 tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi, hiện nay doanh nghiệp xây dựng giao thông trong nước rất khó để tham gia các công trình dự án lớn về giao thông, chẳng hạn như dự án cao tốc Bắc Nam do năng lực tài chính không đáp ứng được vốn dài hạn. Trong khi đó các ngân hàng nhà nước cũng không muốn mở rộng nguồn cung cấp để cho vay. Cho nên các dự án giao thông lớn đều phải mời gọi thu hút đầu tư nước ngoài. Bộ trưởng nhận thức vấn đề này như thế nào và có giải pháp gì để tạo cơ hội cho những doanh nghiệp trong nước được tham gia?

Phó Thủ tướng đề nghị kiểm soát chặt chẽ việc xây nhà cao tầng

Tại phiên chất vấn sáng 5/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm rõ những vấn đề liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Phó thủ tướng thừa nhận về tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện ở các đô thị hiện nay. Ông cho rằng điều chỉnh quy hoạch là do những yêu cầu khách quan và chủ quan của các chủ thể liên quan, trong đó có Nhà nước, người dân và nhà đầu tư yêu cầu.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com