Xót xa loạt công sở bỏ hoang lãng phí ở Thanh Hóa

16/07/2024 16:44

MTNN Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 537 cơ sở nhà đất dôi dư, gồm 457 trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, còn lại là trường học, nhà văn hóa thôn bản, trạm y tế...

Phát biểu tại kỳ họp Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII hôm 9/7, ông Nguyễn Văn Tứ - Giám đốc Sở Tài chính, cho biết giai đoạn 2019-2021 tỉnh sáp nhập 143 đơn vị hành chính cấp xã. Số đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp giảm 76, còn 559 xã, phường, thị trấn.
Giai đoạn này, tỉnh sáp nhập, giải thể nhiều đơn vị sự nghiệp công lập không còn phù hợp với thực tế, gồm trường học, trạm y tế. Đến cuối năm 2023, số đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 300 so với năm 2016. Sau sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021, toàn tỉnh có 537 cơ sở nhà đất dôi dư, gồm 457 trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, còn lại là trường học, nhà văn hóa thôn bản, trạm y tế...
UBND tỉnh Thanh Hóa sau đó đã lên kế hoạch xử lý, sử dụng các tài sản công dôi dư, Sở Tài chính được giao là cơ quan tham mưu chính. Đến nay, 455 trong tổng số 537 cơ sở đã được duyệt phương án điều chuyển, thu hồi, bán đấu giá hoặc chuyển giao về địa phương quản lý. Hiện còn 82 cơ sở, chủ yếu là các trạm y tế, chưa có phương án chi tiết.
Mặc dù đã có phương án, theo đánh giá của cơ quan chức năng và các đoàn giám sát HĐND tỉnh Thanh Hóa, hầu hết công sở dôi dư đang bỏ hoang hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí, trang thiết bị xuống cấp.
 Công sở xã Xuân Thành (Thọ Xuân, Thanh Hóa) còn rất khang trang nhưng vẫn phải bỏ hoang khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính. (Ảnh: CAND).
Ghi nhận thực tế, tại công sở UBND xã Thọ Thắng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng năm 2018 với kinh phí 5 tỷ đồng, đến giữa năm 2019 công trình hoàn thành đúng dịp địa phương đón nhận bằng đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, đến tháng 12/2019, khu công sở xã Thọ Thắng phải bỏ hoang để chuyển đến công sở mới sau sáp nhập ở xã Xuân Lập.
Tương tự, công sở 2 tầng xã Xuân Thành (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) cũng trong tình trạng bỏ hoang. Công trình công sở này được đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2015, rơi vào tình trạng bỏ hoang khi bộ máy cán bộ, công chức xã Xuân Thành chuyển đến nơi làm việc mới sau sáp nhập với xã Xuân Hồng.
Xã Xuân Hồng được thành lập mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Xuân Khánh, Xuân Thành và Thọ Nguyên. Sau sáp nhập, xã Xuân Hồng dư 2 công sở, 2 trạm y tế và 1 nhà đa năng.
Nhà văn hóa xã Thuần Lộc được đầu tư hơn 5 tỉ đồng, chưa kịp bàn giao đã bị bỏ hoang. (Ảnh:  Phụ nữ Việt Nam).
Trong khi đó, trao đổi với Báo Phụ nữ Việt Nam, ông Đỗ Thanh Yên - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thuần Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), thẳng thắn nhìn nhận sự bất hợp lý khi một công sở chật chội, cũ kỹ, phòng ốc không đủ cho cán bộ làm việc lại được chọn làm trụ sở. Trong khi, cách đó chừng 2km, một công sở mới được xây dựng thì lại đang bị bỏ hoang.
Theo vị ông Yên, năm 2018, thời điểm chưa sáp nhập, công sở xã Thuần Lộc được đầu tư xây dựng với kinh phí nhiều tỷ đồng. Công sở gồm toà nhà 2 tầng, với 24 phòng làm việc.Chứng kiến diện mạo khang trang của nơi làm việc mới, cán bộ, công chức xã Thuần Lộc ai nấy đều phấn khởi.
Tuy nhiên, vừa đưa vào sử dụng được vài tháng thì xã Thuần Lộc phải sáp nhập với xã Văn Lộc, bộ máy chính quyền chuyển về công sở của xã Văn Lộc (cũ) dẫn đến công sở xã Thuần Lộc bị bỏ hoang từ đó.
 Trụ sở UBND xã Quảng Phúc chưa hoàn thiện đã sáp nhập bỏ hoang. (Ảnh: Công Lý).

Trụ sở cũ của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa nằm trên thửa đất rộng 5.100 m2 tại ngã tư Hạc Thành - đại lộ Lê Lợi, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa. Năm 2019, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chuyển về trung tâm triển lãm hội chợ quảng cáo tỉnh ở phường Đông Hải để nhường đất cho dự án quy hoạch khu vực Hồ Thành. Tuy nhiên, trụ sở cũ gồm ba khối nhà cao 3-4 tầng, thiết kế hình chữ U với cả trăm phòng chức năng, 5 năm qua không có người sử dụng, chỉ có hai bảo vệ trông giữ.

Trụ sở cũ của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa bỏ hoàng trên khu đất vàng. (Ảnh: Công Lý).
Năm 2019, xã Hà Yên (huyện Hà Trung) được sáp nhập với xã Hà Dương, lấy tên mới là xã Yên Dương. Thời điểm trước sáp nhập, công sở xã Hà Yên được đầu tư xây dựng với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. Công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2018. Tuy nhiên, sau sáp nhập, công sở này bị bỏ hoang từ đó.
 
 
 
Khánh Hoài (tổng hợp)
 
Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/xot-xa-loat-cong-so-bo-hoang-lang-phi-o-thanh-hoa-2011132.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com