Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

16/07/2025 20:40

MTNN Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Tại Chương II, dự thảo Nghị định đã bổ sung, hoàn thiện quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể về nội dung quảng cáo bắt buộc, nội dung khuyến cáo, nội dung cảnh báo, hành vi bị cấm trong quảng cáo đối với từng nhóm sản phẩm. 

Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

Dự thảo Nghị định liệt kê cụ thể 11 nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, bao gồm: 1- Mỹ phẩm; 2- Thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; 3- Sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo; 4- Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; 5- Thiết bị y tế; 6- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; 7- Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, giống thủy sản, giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi; 8- Phân bón; 9- Giống cây trồng; 10- Thuốc; 11- Đồ uống có cồn, bao gồm rượu, bia và các sản phẩm đồ uống có chứa cồn thực phẩm khác.

Đồng thời, bổ sung mở rộng khả năng bổ sung các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế để quảng cáo

Dự thảo nêu rõ các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo mỹ phẩm:

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế. Trường hợp tên mỹ phẩm đã bao gồm các thông tin về tính năng, công dụng thì không phải thể hiện nội dung này trong sản phẩm quảng cáo.

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc. Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Khi quảng cáo mỹ phẩm không sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác.

Trước đó, Nghị định 181/2013/NĐ-CP cũng quy định không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc nhưng chưa có quy định chi tiết về việc không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế. 

Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thực phẩm

Dự thảo Nghị định yêu cầu đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, phải có cụm từ nhận diện rõ ràng và quy định khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” phải được thể hiện rõ ràng, trừ trường hợp quảng cáo âm thanh dưới 15 giây nhưng phải thể hiện trong nội dung quảng cáo. 

Trước đó, Nghị định 181/2013/NĐ-CP chỉ yêu cầu khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” và không có quy định cụm từ nhận diện rõ ràng hay ngoại lệ cho quảng cáo âm thanh.

Cụ thể, nội dung quảng cáo thực phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau: Tên thực phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; tên, địa chỉ nhà sản xuất sản phẩm.

Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải có cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; thực phẩm bổ sung phải có cụm từ: “Thực phẩm bổ sung”; thực phẩm dinh dưỡng y học phải có cụm từ “Thực phẩm dinh dưỡng y học" và “sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải có cụm từ “Sản phẩm dinh dưỡng cho đối tượng cụ thể”.

Nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có các thông tin quy định và các nội dung sau: Công dụng của sản phẩm, các cảnh báo sức khoẻ (nếu có); khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; việc quảng cáo có sử dụng âm thanh với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc khuyến cáo, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong nội dung quảng cáo.

Đối với sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Dự thảo Nghị định bắt buộc có nội dung “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” ở phần đầu quảng cáo và nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”. 

Nghị định 181/2013/NĐ-CP chỉ yêu cầu tên sản phẩm và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.

Minh Hiển

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/quang-cao-my-pham-khong-duoc-gay-hieu-nham-san-pham-do-la-thuoc-10225071616201102.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com