Nợ thuế bị cấm xuất cảnh: Hạn mức nào phù hợp?

26/12/2024 11:08

MTNN VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc nâng ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh lên 1 tỷ đồng đối với doanh nghiệp và 200 triệu đồng đối với cá nhân.

Trong năm 2024 cơ quan thuế đã thu thuế thương mại điện tử khoảng 116 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền nợ thuế trên 120 ngày từ 10 triệu đồng trở lên; người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ quá thuế trên 120 ngày từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị cấm xuất cảnh.

Nâng ngưỡng nợ thuế

Dự thảo cũng quy định cơ quan thuế thông báo cho người nợ thuế sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh bằng phương thức điện tử. Trường hợp không gửi được thông báo bằng phương thức điện tử thì cơ quan thuế thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo mà cá nhân, doanh nghiệp chưa nộp thuế, cơ quan thuế sẽ ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện tạm hoãn xuất cảnh.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính đưa ra con số nợ thuế cụ thể nhưng thiếu lý giải về cơ sở tính toán là chưa thuyết phục. Việc tạm hoãn xuất cảnh chỉ là một trong những biện pháp để nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Bởi lẽ, nợ ít mà chây ỳ cũng là thiếu ý thức về nghĩa vụ thuế, không nhất thiết số tiền nợ thuế phải lớn.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dự thảo quy định cá nhân nợ thuế quá thời hạn với số tiền từ 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh mà không cần có quyết định hành chính về quản lý thuế là chưa phù hợp.

Để xác định một cá nhân nợ thuế hoàn toàn dựa trên thông tin lưu trữ tại cơ quan thuế. Nhưng thực tế không ít trường hợp thông tin có sai sót, dẫn đến việc xác định nghĩa vụ thuế chưa chính xác.

Chỉ khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra về thuế và ra quyết định hành chính thuế thì các thông tin này mới được tra soát, đối chiếu và xem xét kỹ lưỡng theo một trình tự thủ tục đầy đủ.

“Hệ quả của trình tự này là quyết định hành chính thuế trên đó có thể hiện số tiền nợ thuế và thời hạn nợ. Vì vậy, việc tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân chỉ áp dụng sau khi đã có quyết định hành chính về quản lý thuế, nhằm tránh những nhầm lẫn đáng tiếc”, VCCI nêu ý kiến.

Về ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh, có doanh nghiệp phản ánh rằng, mức 10 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp là quá thấp. Trong khi đó, đa số trường hợp, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ra nước ngoài là để giao dịch, làm ăn với đối tác.

Các giao dịch này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, từ đó nâng cao khả năng tiếp tục đóng thuế. Nếu áp dụng ngưỡng nợ thuế thấp, việc cấm xuất cảnh có thể diễn ra trên diện rộng, gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, dẫn đến thiệt hại về kinh tế và làm giảm nguồn thu dài hạn cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy, VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc nâng ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh lên 1 tỷ đồng đối với doanh nghiệp và 200 triệu đồng đối với cá nhân.

Quy định mức nợ thuế nào là phù hợp

Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc một doanh nghiệp tại Hà Nội cho rằng, ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ thuế như dự thảo vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Theo ông Bảy, ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh cũng cần được điều chỉnh khi các điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong đó bao gồm cả việc giảm ngưỡng nếu tình trạng nợ thuế gia tăng. Còn các trường hợp quá khó khăn dẫn đến nợ thuế thì có thể xem xét gia hạn, hoặc cho phép xuất cảnh để người nộp thuế tìm kiếm cơ hội kinh doanh, từ đó có nguồn trả nợ.

Chia sẻ với báo chí, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, quy định về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân nộp thuế, qua các lần sửa đổi, vẫn mang tính cảm tính, chưa có căn cứ rõ ràng, do đó chưa thuyết phục. Điều này thiếu yếu tố khoa học và tính hợp lý, đồng thời chưa giải thích được vì sao ngưỡng nợ thuế lại là 50 triệu đồng.

Luật Thuế là một trong những luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp. Nếu đã có kinh doanh, phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách Nhà nước. Nếu doanh nghiệp nộp thiếu, không chịu đóng thuế… đã là vi phạm pháp luật.

Theo ông Thịnh, hiện đặt ra ngưỡng nợ thuế 50 triệu đồng sẽ bị hoãn xuất cảnh. Vậy 2 - 3 năm sau, đồng tiền trượt giá, chính sách thuế thay đổi, hay vì lý do bất khả kháng nào đó, liệu mức nợ thuế này có được áp dụng nữa không, hay lại phải thay đổi? Nếu sẽ thay đổi, vậy đưa vào quy định nghị định hướng dẫn thực hiện luật làm gì? Vì vậy, vị chuyên gia cho rằng, không cần luật hóa một con số nợ thuế để tạm hoãn xuất cảnh.

Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, mức quy định về ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ thuế theo đề xuất của Bộ Tài chính là khá phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Pháp luật về quản lý thuế quy định cơ quan thuế bắt đầu áp dụng các biện pháp cưỡng chế với các trường hợp nợ thuế quá 90 ngày, việc nới thêm 30 ngày so với thời hạn cưỡng chế này là phù hợp để người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế cũng như đủ thời gian để cơ quan thuế thực hiện các thủ tục cấm xuất nhập cảnh.

Về số nợ thuế, mức 10 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với đại diện của tổ chức là phù hợp. Nếu hàng nghìn doanh nghiệp và cá nhân nợ thuế ở mức này thì ngân sách Nhà nước đứng trước rủi ro thất thu thuế đáng kể.

Việc quy định “cứng” ngưỡng nợ thuế của trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh không ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp thuế. Tuy nhiên, nên xét đến các trường hợp khách quan, gặp khó khăn dẫn đến nợ thuế, có thể xem xét gia hạn và tính đến giải pháp cho phép xuất cảnh trong một số trường hợp để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, từ đó có nguồn trả nợ.

 

 
Nguồn giaoducthoidai.vn
Link bài gốc

https://giaoducthoidai.vn/no-thue-bi-cam-xuat-canh-han-muc-nao-phu-hop-post713541.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Số vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước gia tăng

Tính đến cuối tháng 11/2024, cả nước ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ tăng 7, số mắc tăng 2.677 người, số tử vong giảm 7 người.

Kinh nghiệm của các nước trong thực thi quy định cấm thuốc lá mới

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn, trong đó có đề cập đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Như vậy, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 6 trong khu vực Asean và là 1 trong 43 nước trên thế giới cấm sản phẩm này.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com