Nghị viện châu Âu phê chuẩn Thỏa thuận Brexit, Anh chính thức rời EU ngày 31-1

30/01/2020 10:15

MTNN Ngày 29-1 (rạng sáng 30-1 theo giờ Việt Nam), Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua Thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (còn gọi là Thỏa thuận Brexit), qua đó hoàn thành bước cuối cùng để nước Anh chấm dứt tư cách thành viên của khối này.

Ngày 29-1 (rạng sáng 30-1 theo giờ Việt Nam), Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua Thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (còn gọi là Thỏa thuận Brexit), qua đó hoàn thành bước cuối cùng để nước Anh chấm dứt tư cách thành viên của khối này.

Anh chính thức chấm dứt tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 31-1-2020. Ảnh: The Guardian

Theo nguồn tin từ Nghị viện châu Âu, với kết quả 621 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 13 phiếu trắng, EP đã chính thức phê chuẩn Thỏa thuận Brexit, mở đường cho Anh rời khỏi "mái nhà chung" EU đúng kế hoạch vào ngày 31-1 này.

Về phương diện luật pháp, đây là bước cuối cùng trong tiến trình phức tạp để Anh rời khỏi khối này.

Động thái trên diễn ra sau khi ngày 24-1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã ký thỏa thuận về việc Anh rời khỏi EU. Bà Ursula von de Leyen thông báo: "Ông Charles Michel và tôi vừa ký Thỏa thuận Anh rút khỏi EU, mở đường cho Nghị viện châu Âu thông qua (thỏa thuận này)".

Phát biểu với báo giới, bà Ursula von der Leyen nói rằng EU mong muốn sẽ "vẫn là người bạn tốt, đối tác tốt với Vương quốc Anh. Vì nhiều lợi ích chung, chúng tôi muốn thúc đẩy một mối quan hệ đối tác mật thiết (với London). Về thương mại, EU sẽ xem xét một Thỏa thuận thương mại tự do với Anh, theo đó đưa các biểu thuế và hạn ngạch về mức không (0%)".

Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Maria Sassoli ký thư xác nhận EP đã thông qua Thỏa thuận Brexit. Ảnh: BBC

Phát biểu sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Maria Sassoli cho biết các nhà lập pháp EU "rất buồn" khi chứng kiến quốc gia thành viên Anh rời khỏi khối. Ông nói: "Chúng tôi đánh giá cao mọi công việc mà Anh đã làm trong những năm qua. Các bạn rời khỏi Liên minh châu Âu, song các bạn vẫn là một phần của châu Âu".

Bước tiếp sau đó là London và EU sẽ khởi động các cuộc đàm phán thương mại. Ông Johnson tuyên bố London sẵn sàng khởi động các cuộc đàm phán này "càng sớm càng tốt" sau ngày 31-1.

Sau khi rời EU, nước Anh sẽ bước vào giai đoạn 11 tháng chuyển tiếp để London và EU thảo luận quy chế quan hệ trong tương lai. Anh sẽ vẫn là một thành viên của liên minh thuế quan và thị trường đơn nhất, tức là hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường ở giai đoạn này.

Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: THX

Anh mong muốn mối quan hệ trong tương lai với Liên minh châu Âu (EU) dựa trên sự hợp tác hữu nghị. Đây là khẳng định của người phát ngôn Thủ tướng Anh đưa ra ngày 21-1, khi được hỏi về thông tin cho rằng London có thể bị phạt nếu vi phạm những điều khoản của thỏa thuận thương mại tương lai với EU. 

Ngày 20-1, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất chế tài thương mại đối với Anh trong tương lai. Theo đó, Anh có thể bị phạt hoặc mất quyền tiếp cận ưu đãi vào thị trường châu Âu nếu vi phạm cam kết thương mại.

Đây là động thái của EU nhằm bảo đảm thương mại và các hoạt động tương lai với Anh hậu Brexit được bảo đảm bằng các điều khoản chặt chẽ, cho phép mỗi bên hành động quyết đoán để bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp bên kia vi phạm cam kết.

Tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: THX

Ngày 15-1, tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng "làm việc ngày và đêm" để có thể đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Anh vào hạn chót cuối năm nay. 

Phát biểu trong khuôn khổ chuyến thăm Ireland, Chủ tịch EC cho biết sau khi hoàn tất tham vấn tại Brussels và sau khi EU phê chuẩn quyết định ủy thác đàm phán, tiến trình đàm phán chính thức sẽ bắt đầu vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 tới.

Chủ đề bao trùm trong tiến trình này sẽ xoay quanh câu hỏi nước Anh tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc và quy định của EU như thế nào hậu Brexit.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kế hoạch hòa bình gây chia rẽ

(HNM) - Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 28-1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố Kế hoạch hòa bình Trung Đông, hay còn gọi là “Thỏa thuận thế kỷ” nhằm giải quyết cuộc xung đột kéo dài giữa Palestine và Israel suốt hơn 50 năm qua. Bước đi này được kỳ vọng là cơ sở cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine từng đổ vỡ từ năm 2014. Tuy nhiên, chỉ ít giờ sau khi công bố, văn kiện được Nhà Trắng soạn thảo đã tạo ra những phản ứng trái chiều, chia rẽ trong dư luận quốc tế. Đặc biệt, người dân Palestine đã kiên quyết bác bỏ nội dung kế hoạch và chỉ trích Tổng thống Mỹ thiên vị Israel.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com