Kinh tế Nhật Bản: Hồi phục nhờ ứng phó quyết liệt

19/11/2020 13:00

MTNN (HNM) - Các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại, tiêu dùng gia tăng… đã giúp nền kinh tế Nhật Bản hồi phục ấn tượng sau đợt giảm sâu kỷ lục do đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy hiệu quả của các giải pháp ứng phó quyết liệt, khả năng thích ứng và chống chịu tốt của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trước khủng hoảng do dịch bệnh gây ra.

(HNM) - Các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại, tiêu dùng gia tăng… đã giúp nền kinh tế Nhật Bản hồi phục ấn tượng sau đợt giảm sâu kỷ lục do đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy hiệu quả của các giải pháp ứng phó quyết liệt, khả năng thích ứng và chống chịu tốt của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trước khủng hoảng do dịch bệnh gây ra.

Kinh tế Nhật Bản hồi phục mạnh mẽ bất chấp khó khăn do dịch Covid-19.

Số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 16-11-2020 cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo năm của nước này trong quý III-2020 đã tăng 21,4% so với quý trước đó. Ngay cả khi xét tới chỉ số GDP thực, kinh tế Nhật Bản vẫn đạt mức tăng trưởng 5% trong quý III-2020, tiếp tục cao hơn con số dự đoán 4,4% của giới phân tích. Đây được xem là kết quả của tiêu dùng tư nhân, khu vực chiếm hơn một nửa nền kinh tế Nhật Bản tăng 4,7% sau khi sụt giảm chóng mặt một thời gian dài bởi các biện pháp giãn cách xã hội. Xuất siêu đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP nhờ sự gia tăng nhu cầu tại thị trường nước ngoài, giúp kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng 7%. 

Nền kinh tế đất nước Mặt trời mọc tăng trưởng mạnh mẽ sau hai quý suy giảm liên tiếp. Trước đó, trong quý II-2020, kinh tế Nhật Bản đã suy thoái với mức giảm lên tới 28,8%, thấp nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sự tăng trưởng được xem là thành công từ những giải pháp của Chính phủ Nhật Bản, trong đó có hai gói kích cầu với tổng trị giá lên tới 2,2 nghìn tỷ USD, bao gồm cả việc phát tiền mặt trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình và cấp vốn vay cho các doanh nghiệp nhỏ.

Mức tăng trưởng quý III-2020 đầy ấn tượng đã giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi một phần sau những tổn thất nghiêm trọng do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, triển vọng này chưa chắc chắn trong quý tới khi làn sóng lây nhiễm mới đang bùng phát, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, đầu tư cơ bản giảm quý thứ hai liên tiếp ở mức 3,4% cho thấy tâm lý doanh nghiệp chưa thực sự vững vàng. Để bảo đảm đà hồi phục nền kinh tế và khả năng chống chọi với đại dịch, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đang có kế hoạch triển khai gói kích cầu thứ ba, nối tiếp những nỗ lực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp của cựu Thủ tướng Abe Shinzo trước đó.

Mặc dù giới phân tích quan ngại những gói kích thích bằng công cụ tài chính với quy mô lớn có thể làm gia tăng nợ công, nhưng thực tế cho thấy đây là biện pháp cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt khi nguy cơ xảy ra một làn sóng Covid-19 tiếp theo gia tăng. Số ca nhiễm mới theo ngày tại xứ Hoa anh đào đã tăng gần gấp đôi chỉ sau một tuần qua, có thể dẫn tới việc áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế, gây cản trở phục hồi kinh tế và làm giảm hiệu quả của các biện pháp kích cầu. Trong bối cảnh đó, giới phân tích dự báo nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ vẫn suy giảm 5,6% khi năm tài khóa 2020 kết thúc vào tháng 3-2021 và tăng trưởng GDP chỉ có thể quay lại mức trước đại dịch sớm nhất là từ tài khóa 2022. 

Dẫu vậy, với tiềm lực lớn, kinh tế Nhật Bản có nhiều điều kiện để phục hồi thời kỳ hậu Covid-19, nhất là khi nước này đã có nhiều biện pháp tăng độ mở của nền kinh tế. Sự kiện mới nhất là việc Nhật Bản vừa tham gia ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cùng 14 quốc gia khác (10 quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand) vốn đang chiếm gần 50% tổng kim ngạch thương mại của nước này. RCEP sẽ tạo ra các cơ hội mới cho các nhà sản xuất và người nông dân Nhật Bản, đóng góp lớn cho sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nước này tới các quốc gia châu Á khác, qua đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Anh - Mỹ ký thỏa thuận hàng không hậu Brexit

(HNMO) - Anh và Mỹ đã ký một thỏa thuận về việc tiếp tục các chuyến bay giữa hai quốc gia trong bối cảnh Anh chuẩn bị kết thúc giai đoạn chuyển tiếp với Liên minh châu Âu (EU).

Hà Lan, Thụy Điển và Romania kêu gọi EU quản lý khủng hoảng tốt hơn

(HNMO) - Ngày 14-11, Hà Lan cùng với Thụy Điển và Romania kêu gọi tăng cường phối hợp và liên lạc giữa các quốc gia thành viên EU trong thời gian khủng hoảng do đại dịch Covid-19. Lời kêu gọi được đưa ra vào lúc dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt ở châu Âu.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com