Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên hướng tới phát triển nông thôn toàn diện, bền vững

08/09/2019 11:15

MTNN

 

Các đại biểu tham dự Hội nghị sáng 7/9 tại Tam Kỳ (Quảng Nam), (ảnh: Đình Tăng)

Sáng 7/9, tại TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM vùng Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên; định hướng xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy viên Thường trực BCĐ Trung ương Chương trình MTQG Trần Thanh Nam cho biết, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và Tây Nguyên (TN) gồm 13 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông; với tổng diện tích là 98.895 km2 (chiếm khoảng 29,6% của cả nước); dân số khoảng trên 15 triệu người (chiếm 16% dân số cả nước), có hơn 40 đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống; có 1.424 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới (trong đó: Vùng DHNTB có 825 xã; vùng TN có 599 xã).

Đây cũng là vùng có tổng diện tích đất tự nhiên chiếm 13,2% diện tích cả nước (4,45 triệu ha), trong đó, đất nông nghiệp có 3,67 triệu ha (chiếm 82,47% tổng diện tích đất tự nhiên); toàn vùng có trên 1.300 km bờ biển, nhiều cảng biển, đường giao thông, đường sắt, đường hàng không nối liền với các vùng khác trong cả nước và quốc tế, có tài nguyên đất đai và khí hậu đa dạng, phong phú,… là điều kiện rất thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện.

“Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt và khí hậu phức tạp (nhiều khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán…), có xuất phát điểm thấp và tồn tại nhiều bất lợi trong quá trình phát triển,… nên sau hơn 09 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay kết quả mang lại của cả 2 vùng là DHNTB và TN đều hạn chế hơn so với các vùng khác của cả nước. Do đó, cần được nhìn nhận, đánh giá toàn diện, đưa ra giải pháp đồng bộ để thúc đẩy xây dựng nông thôn của từng vùng DHNTB và TN để sớm theo kịp tiến trình chung của cả nước và đảm bảo bền vững”- Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết. 

Theo BCĐ Trung ương MTQG xây dựng NTM mới, tính đến tháng 8/2019, số xã được công nhận đạt chuẩn NTM của cả 02 vùng DHNTB và TN là 604/1.424 xã, chiếm 42,41% (cả nước có 4.522 xã đã đạt chuẩn, chiếm 50,8%). Trong đó: Vùng DHNTB có 378/825 xã, chiếm 45,82% (tăng 34,42% so với cuối năm 2015), mức độ tăng cao hơn so với bình quân cả nước là 33,65% nhưng thấp hơn so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,8%); dự kiến đến hết năm 2020 có khả năng đạt tỷ lệ 60% (hoàn thành mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao).

Đến nay tại DHNTB đã có 04/8 tỉnh, thành phố đã đạt và vượt mục tiêu phấn đấu mà Thủ tướng Chính phủ giao đến 2020 phải đạt là Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận.

Trong khi đó, đối với TN, báo cáo nêu rõ, đến nay tại TN đã có 226/599 xã (chiếm 37,73%) đã được công nhận đạt chuẩn NTM (tăng 30,53% so với cuối năm 2015, mức độ tăng thấp hơn so với bình quân cả nước là 33,65%), thấp hơn so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,8%); dự kiến đến hết năm 2020 có khả năng đạt 43% (hoàn thành mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao). Đồng thời, tại TN hiện đã có 02/5 tỉnh đã đạt vượt mục tiêu phấn đấu đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao là tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng.

Như vậy, so với bình quân chung cả nước, cả 02 vùng DHNTB và TN và riêng từng vùng đều có tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM thấp hơn bình quân cả nước, chỉ cao hơn duy nhất vùng miền núi phía Bắc (hiện đang là 26,45% số xã đạt chuẩn). Điều này cho thấy, vùng DHNTB và TN vẫn đang là vùng trũng về xây dựng nông thôn mới của cả nước.

Về bình quân tiêu chí/xã, theo BCĐ Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, vùng DHNTB hiện bình quân đạt 15,21 tiêu chí NTM/xã (tăng 10,21 tiêu chí so với năm 2010 và tăng 1,91 tiêu chí so với năm 2015), thấp hơn so với bình quân chung của cả nước (15,26 tiêu chí/xã). Vùng TN bình quân đạt 13,72 tiêu chí/xã (tăng 10,22 tiêu chí so với năm 2010 và tăng 3,32 tiêu chí so với năm 2015), thấp hơn đáng kể so với bình quân chung của cả nước (15,26 tiêu chí/xã).

Riêng với cấp huyện của cả 2 vùng này, BCĐ Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM khẳng định: Cả 02 vùng mới có 09 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (cả nước có 89 đơn vị cấp huyện), trong đó  Vùng DHNTB có 08 huyện, vùng TN có 01 huyện và hiện đang thực hiện quy trình xét, công nhận thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và 03 đơn vị cấp huyện của tỉnh Lâm Đồng.

Về kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình, BCĐ Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM thông tin thêm, tổng nguồn vốn huy động thực hiện khoảng 364.585 tỷ đồng (chiếm 17,23% so với cả nước. Trong đó, giai đoạn 2016- 2019 vốn đầu tư phát triển được tập trung hỗ trợ một số công trình hạ tầng thiết yếu như: Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn (48,6%), cơ sở vật chất văn hóa (16,8%), trường học (12,4%), thủy lợi (10,3%), công trình cấp nước sạch (5,1%)...; nguồn vốn sự nghiệp được hỗ trợ: Phát triển sản xuất gắn với liên kết theo chuỗi giá trị (26,5%), đào tạo nghề cho lao động nông thôn (10,5%), vệ sinh môi trường nông thôn (6%), chi bảo dưỡng các công trình sau đầu tư trên địa bàn xã (6,3%), một số nội dung chưa được quan tâm đúng mức, nguồn lực hỗ trợ còn thấp, cụ thể như: Đổi mới tổ chức sản xuất (1,9%), nâng cao chất lượng đời sống văn hóa người dân nông thôn (1,7%), hỗ trợ phát triển ngành nghề và Chương trình OCOP (0,8%)…

Ngân sách đối ứng của địa phương giai đoạn 2010-2019 là 20.049 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016-2019 gấp 2,1 lần so với vốn hỗ trợ trực tiếp của ngân sách Trung ương.

Cùng với đó, thực hiện cơ chế phân cấp nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn xã để thực hiện xây dựng NTM, tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách xã tại DHNTB và TN trong giai đoạn 2016-2019 đã tăng so với giai đoạn 2011-2015 (khoảng 4%). Tuy nhiên chỉ tập trung ở những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, nhất là kinh tế ven biển (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam…).

Theo BCĐ Trung ương MTQG xây dựng NTM mới, tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước các cấp (trung ương và địa phương) bố trí trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới của 02 vùng đạt khoảng 21 tỷ đồng/xã (trong 09 năm) chỉ bằng 1/2 so với mức 43 tỷ đồng/xã của vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng cao hơn đáng kể so với mức 14 tỷ đồng/xã của vùng miền núi phía Bắc. Nguồn vốn tín dụng giai đoạn 2016-2019 tương đối lớn (72,6%), trong đó, vùng TN là 73,4%, chủ yếu của người dân để đầu tư khai thác, nuôi trồng thủy hải sản (vùng DHNTB) và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là đầu tư phát triển vùng sản xuất tập trung và ứng dụng công nghệ cao (vùng TN). Tỷ lệ vốn huy động từ người dân và cộng đồng giai đoạn 2016-2019 giảm so với giai đoạn 2010-2015.

 

Quang cảnh Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình
MTQG xây dựng NTM vùng Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên (ảnh: Đình Tăng)

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích đánh giá những kết quả và hạn chế của công tác xây dựng NTM tại vùng DHNTB và TN; đồng thời đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp để Chương trình MTQG xây dựng NTM tại khu vực DHNTB và TN tiếp tục bứt phá vươn lên, góp phần xây dựng và phát triển, đưa khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân tại đây ngày một phát triển, đóng góp quan trọng và sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Về nhiệm vụ trong giai đoạn tới, Hội nghị quán triệt quan điểm “nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược; nông thôn mới là căn bản; tái cơ cấu ngành nông nghiệp là then chốt; người nông dân là chủ thể”; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, xây dựng nông thôn mới vùng DHNTB và TN tiếp tục hướng tới phát triển nông thôn toàn diện và bền vững, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn khá giả, tiệm cận với khu vực đô thị, trong đó: Tập trung nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn, lấy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển du lịch nông thôn làm nền tảng cơ bản gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và phù hợp với quá trình đô thị hoá; chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống gắn với phát triển mạnh du lịch nông thôn; đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp.

Hội nghị cũng xác định 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tại vùng DHNTB và TN./.

 

Đình Tăng
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com