Doanh nghiệp Việt cần biết cách phòng vệ

15/08/2019 11:15

MTNN

 

Ảnh minh họa (Nguồn: A.N)

Cơ hội đầu tiên và rõ ràng nhất là kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng đáng kể khi mà Việt Nam cũng sản xuất những mặt hàng tương tự của Trung Quốc như dệt may, da giày, thiết bị phụ tùng và sản phẩm gỗ. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy thặng dư thương mại của Việt Nam từ Mỹ trong quý I năm 2019 tăng lên đến 13,5 tỷ USD so với 7,5 tỷ USD cùng kỳ năm 2019. Thậm chí hàng hóa của Việt Nam cũng có thể xâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhiều hơn khi có lợi thế về mức thuế suất thấp hơn. Cơ hội tiếp theo đó là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, góp phần vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Doanh nghiệp cần đề phòng rủi ro

Mặc dù xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới mở ra những cơ hội nhất định cho nền kinh tế Việt Nam nhưng đồng thời cũng tiềm tàng những rủi ro. Theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, chuyên gia kinh tế Trường Đại học Kinh tế - Luật (TP. Hồ Chí Minh), rủi ro thứ nhất đó là sự gia tăng đột biến của dòng vốn FDI vào Việt Nam trong khi cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn lao động trong nước chưa được đảm bảo. Sự quá tải này sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam trong dài hạn nếu như Chính phủ không có những cải thiện và điều chỉnh phù hợp. Cùng với đó, là sự gia tăng nguy cơ gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa từ các công ty Trung Quốc tại Việt Nam và chênh lệch lớn trong thặng dự thương mại của Việt Nam với Mỹ. Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành địa điểm chuyển tải của hàng hóa Trung Quốc dưới hình thức tạm nhập tái xuất hoặc chế biến giả thông qua công ty nội địa hay FDI ở Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh thuế trừng phạt. Một khi cơ quan thương mại Mỹ phát hiện thì công ty bị trừng phạt sẽ là phía Việt Nam, bên cạnh đó không chỉ một nhóm sản phẩm mà là cả một ngành hàng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này còn ảnh hưởng đến uy tín của các công ty Việt Nam, và dễ dàng để đưa Việt Nam vào tầm kiểm soát của Mỹ, từ đó dẫn đến hàng hóa do Việt Nam sản xuất sẽ bị Mỹ đánh thuế cao hơn.

Chưa kể tới việc di dời các cơ sở sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc sang Việt Nam có thể tác động tiêu cực tới môi trường và an ninh xã hội của Việt Nam, mặc dù sự dịch chuyển này mang lại sự gia tăng ngắn hạn cho xuất khẩu và FDI, nhưng cũng làm tăng thêm rủi ro cho Việt Nam trở thành một nơi ô nhiễm môi trường lớn.

Ngoài ra, liên quan đến sự gia tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, đặc biệt từ Trung Quốc làm gia tăng chi phí sản xuất của các công ty Việt Nam. Khi xung đột xảy ra, USD có xu hướng tăng giá và Nhân dân tệ có xu hướng giảm giá, điều này kéo theo tỷ giá USD/VND tăng cao gây bất lợi cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Tác động này có thể ảnh hưởng đến kinh tế nước ta khi vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc phục vụ cho xuất khẩu bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, hóa chất, chất dẻo.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, còn rủi ro nữa là chuỗi cung ứng toàn cầu của nhiều mặt hàng sẽ bị xáo trộn và ngưng trệ bởi những xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng như sự gia tăng của chính sách bảo hộ của một số quốc gia. Các công ty Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào những chuỗi cung ứng toàn cầu ở những vai trò khác nhau nên sẽ chịu sự tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, và vì vậy sẽ hạn chế sự đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Sớm xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam”

Để tận dụng cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực từ sự xung đột thương mại này, chuyên gia kinh tế Vũ Trí Thành cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định chính trị vì đây là những yếu tố then chốt để các nhà đầu tư yên tâm “chọn mặt gửi vàng” cho các dự án đầu tư của mình.

Cùng với đó, cần tăng cường đàm phán quốc tế, nhất là đối với các đối tác lớn như Mỹ và Nhật Bản để sớm ký kết các hiệp định thương mại tự do và được các nước trên công nhận là nền kinh tế thị trường, điều này sẽ giúp các công ty Việt Nam tránh được các vụ kiện thương mại không đáng có, giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam.

Đặc biệt, cần siết chặt quản lý và tăng cường kiểm tra, rà soát xuất xứ hàng hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty xuất khẩu để ngăn ngừa những hành vi gian lận thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, sớm ban hành tiêu chuẩn “Made in Vietnam”, tránh việc các dự án và các công ty trong nước và FDI nhập toàn bộ hàng hoá từ Trung Quốc và gắn nhãn hàng Việt Nam, điều này vừa mất uy tín cho nền sản xuất vừa dễ bị các nước, trong đó có Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu cao.

An Nguyên
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com