Các nước ASEAN: Tìm hướng đi mới thời kỳ hậu Covid-19

10/05/2020 18:15

MTNN (HNM) - Cũng giống như nhiều khu vực trên thế giới, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra. Trong đó đáng chú ý là suy giảm tăng trưởng, gián đoạn hoạt động du lịch, đứt gãy các chuỗi cung ứng… Để giảm thiểu những tác động tiêu cực tới cuộc sống của người dân và sự phát triển chung, các nước ASEAN đang tích cực tìm hướng đi mới cho thời kỳ hậu Covid-19.

(HNM) - Cũng giống như nhiều khu vực trên thế giới, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra. Trong đó đáng chú ý là suy giảm tăng trưởng, gián đoạn hoạt động du lịch, đứt gãy các chuỗi cung ứng… Để giảm thiểu những tác động tiêu cực tới cuộc sống của người dân và sự phát triển chung, các nước ASEAN đang tích cực tìm hướng đi mới cho thời kỳ hậu Covid-19.

Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề lên chuỗi cung ứng hàng hóa của ASEAN.

Lệnh phong tỏa được áp dụng ở nhiều nước thời gian qua sẽ khiến hàng loạt lĩnh vực của nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng như: Xuất khẩu, dầu khí, du lịch, bán lẻ, giải trí, thực phẩm... Trong đó, Malaysia là nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất trong ASEAN, bởi nước này có các chỉ số đòn bẩy tài chính ở mức cao về nợ tiêu dùng, nợ nước ngoài và nợ công. Hiện tại, nợ công của Malaysia đã gần kịch trần. Thêm vào đó, việc giá dầu sụt giảm sẽ tác động mạnh đến nguồn thu tài khóa của nước này, bởi có tới 25% nguồn thu tài khóa bắt nguồn từ dầu khí và các ngành nghề kinh doanh liên quan. Tiếp theo là Thái Lan, Indonesia và Philippines cũng có thể phải ghi nhận thâm hụt kép đối với tài khóa và tài khoản vãng lai.

Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN mới đây đã nhất trí xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế hậu dịch bệnh, trong đó có việc tăng cường thương mại nội khối ASEAN, thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác kinh tế đang trong quá trình đàm phán, triển khai các biện pháp kích cầu kinh tế, nâng cao khả năng ứng phó với các cú sốc bên ngoài. Việc lập kho dự phòng vật tư y tế đáp ứng nhu cầu khẩn cấp khi có dịch bệnh, sáng kiến tổ chức diễn tập trực tuyến về ứng phó dịch bệnh khẩn cấp... cũng là những ưu tiên mà ASEAN hướng đến trong thời gian tới.

Đại dịch Covid-19 đang đặt ra phép thử cao nhất với chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” của nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN. Thời gian qua, Việt Nam luôn chủ động, nỗ lực để các hoạt động của ASEAN năm 2020 được diễn ra theo đúng kế hoạch. Kết quả của các hội nghị cho thấy Việt Nam đã và đang tích cực thúc đẩy sự gắn kết và chủ động thích ứng để các nước cùng nhau vượt qua đại dịch.

Trên tinh thần đó, mới đây Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với vai trò là Chủ tịch Các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã có cuộc điện đàm với Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi để trao đổi về kế hoạch phục hồi kinh tế và duy trì chuỗi cung ứng khu vực sau đại dịch Covid-19. Trong cuộc điện đàm này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho việc trao đổi trong khuôn khổ ASEAN+3 nhằm đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế, ngăn chặn tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Tổng Thư ký ASEAN cũng nhất trí sẽ theo dõi, thúc đẩy các nước ASEAN cùng 3 đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sớm thống nhất nội dung và thông qua “Tuyên bố chung cấp bộ trưởng ASEAN+3 về ứng phó dịch Covid-19”.

 Ngoài ra, Việt Nam còn chủ trì Hội nghị Quan chức kinh tế ASEAN lần thứ hai năm 2020 (SEOM 2/51) và các hội nghị liên quan theo hình thức họp trực tuyến. Tại đây, các đại biểu đã trao đổi về dự thảo kế hoạch hành động cụ thể trong khuôn khổ nội khối ASEAN, giữa ASEAN - Nhật Bản, cũng như Tuyên bố chung cấp bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN - Trung Quốc và giữa ASEAN với 3 nước gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhằm duy trì chuỗi cung ứng khu vực, phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hơn bao giờ hết, cộng đồng ASEAN cần nêu cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau. Tổng Thư ký Jock Hoi khẳng định: "Việt Nam đã chỉ ra rằng, chúng ta có thể vượt qua thách thức từ đại dịch Covid-19 nếu các nước trong khu vực hợp tác cùng nhau trong tình đoàn kết và sự kiên cường".

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dịch Covid-19: Số ca nhiễm tại Nga vượt 200.000 người

(HNMO) - Ban chỉ đạo phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Nga cho biết tính tới trưa 10-5 (theo giờ địa phương), nước này đã ghi nhận thêm 11.012 ca nhiễm mới tại 83 chủ thể liên bang, đưa tổng số ca lên 209.688 người.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com