‘Bùng phát’ lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

12/10/2024 14:05

MTNN Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Mạo danh shipper liên tục tấn công người tiêu dùng

Chị Hương Giang (ở phố Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội) mới đây nhận liên tiếp 2 cuộc gọi xuống lấy hàng ship, khi hỏi đơn vị nào gửi, các đối tượng trả lời mập mờ không rõ nơi gửi và đề nghị chuyển khoản. Cảm thấy nghi ngờ, chị Giang bảo sẽ trả tiền mặt, cứ giao hàng đến địa chỉ, kiểm hàng xong sẽ gửi tiền. Khi nói đến đó, đối tượng shipper liền cúp máy...

Cục An toàn thông tin ghi nhận tình trạng 'bùng phát' các trường hợp giả mạo nhân viên giao hàng của các doanh nghiệp chuyển phát uy tín để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, lừa đảo mạo danh không mới. Theo ghi nhận từ phản ánh của người dùng tới cơ quan chức năng, số vụ giả mạo shipper tăng do thói quen mua hàng qua sàn thương mại điện tử của người Việt Nam tăng nhanh thời gian gần đây. Điển hình như vào trung tuần tháng 8/2024, anh L.T ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) nhận được cuộc gọi của đối tượng xưng là nhân viên giao hàng của Công ty Giao hàng nhanh, thông báo anh có 1 đơn hàng và cần thanh toán qua số tài khoản đối tượng này gửi trong tin nhắn.

Vốn hay mua hàng online, anh L.T đã chuyển khoản gần 300.000 đồng vào tài khoản đối tượng này gửi. Sau đó, đối tượng thông báo tiếp do thao tác nhầm, cần khách hàng truy cập vào link để hủy việc đăng ký thẻ hội viên. Do nghi ngờ bị lừa đảo, anh L.T đã không thực hiện theo yêu cầu của đối tượng lừa đảo.

Cũng gặp tình huống tương tự với đối tượng giả mạo nhân viên Công ty Giao hàng tiết kiệm, chị L.H hiện trú tại quận Đống Đa (Hà Nội) sau khi mất gần 400.000 đồng tiền đơn hàng, đã mất tiếp 22 triệu đồng vì làm theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo...

Không chỉ bị giả mạo nhân viên giao hàng, thời gian gần đây, các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát trong nước còn bị mạo danh để lừa đảo tuyển dụng. Đơn cử như, với Vietnam Post, 2 tháng gần đây, đơn vị đã liên tục đăng cảnh báo trên fanpage về việc bị các đối tượng giả mạo thương hiệu để lừa đảo tuyển dụng.

Ngoài việc công bố công khai các kênh thông tin chính thống của đơn vị, Vietnam Post cũng đề nghị khách hàng không làm theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo, không truy cập các đường link lạ được gửi đến email cá nhân và không giao dịch thanh toán bất cứ khoản phí nào khi các đối tượng yêu cầu.

Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật, Vietnam Post và Viettel Post triển khai giải pháp định danh cuộc gọi của bưu tá. Qua quá trình định danh cuộc gọi của bưu tá trong hơn nửa năm qua, 2 doanh nghiệp bưu chính đều cho biết, đây là 1 trong những biện pháp bảo vệ khách hàng trước vấn nạn lừa đảo mạo danh.

Là chủ shop online, chị L.T.S những ngày gần đây đã liên tục nhắc nhở các khách hàng của mình để tránh bẫy lừa đảo của những nhân viên giao viên hàng giả mạo. Cùng với nhắc nhở: “Khi có shipper yêu cầu chuyển khoản cho đơn hàng gửi từ N.T.S, các chị em cần chú ý kiểm tra lại đã có thông báo hàng về trong inbox từ 4 quản trị viên của nhóm hay không, không chuyển khoản cho shipper khi không có tin nhắn từ quản trị viên nhóm”.

Chủ cửa hàng online này cũng lưu ý thêm các khách hàng cần yêu cầu shipper chụp ảnh gói hàng, vận đơn để báo shop kiểm tra.

Cảnh giác những bất thường

Số liệu từ hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho thấy, trong khoảng 2 tháng gần đây, danh sách website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo đều có tên các trang giả mạo Công ty chuyển phát Giao Hàng Tiết Kiệm và các sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Lazada...

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phân tích: “Nguyên nhân khiến nhiều người dùng bị lừa đảo giả mạo shipper thời gian vừa qua là do cả nể, thương tình người giao hàng. Lợi dụng điều này, các đối tượng lừa đảo đã dẫn dắt nạn nhân qua từng bước tinh vi”.

Để phòng ngừa, ông Vũ Ngọc Sơn khuyên người dùng nên chủ động trong việc quản lý các đơn hàng của mình, cụ thể là cần biết rõ mình đặt mua gì và đơn vị nào thực hiện chuyển phát, tốt nhất là theo dõi trên các app của nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát và chỉ trao đổi với shipper qua kênh này.

Trong trường hợp bắt buộc phải liên lạc trực tiếp với shipper, chỉ nên trao đổi thông tin qua điện thoại, tuyệt đối không bấm vào link có địa chỉ không rõ ràng, không có tick xanh hay không được công bố công khai trên website của nhà cung cấp dịch vụ.

Về biện pháp định danh cuộc gọi của đội ngũ nhân viên giao hàng, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn khuyến nghị, biện pháp này nên được các doanh nghiệp chuyển phát thực hiện gắn với ứng dụng giao hàng của đơn vị. Khi đó, người dùng vừa theo dõi được đơn hàng đang di chuyển, vừa biết tên và số liên lạc của nhân viên sẽ giao hàng tới mình.

Trong cảnh báo về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện thoại cho người dân tự xưng là nhân viên giao hàng, thông báo có đơn cần giao và yêu cầu chuyển khoản để thanh toán tiền COD - hình thức thanh toán khi nhận hàng. Sau khi người dùng chuyển khoản thành công, đối tượng sẽ thông báo do nhầm lẫn, nên số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên shipper, khi chuyển tiền vào đó trung tâm sẽ kích hoạt gói cước hội viên, mỗi tháng tự động bị trừ 3,5 triệu đồng từ tài khoản.

Lúc này, đối tượng gửi cho nạn nhân đường dẫn đến trang Facebook và số điện thoại giả mạo trung tâm vận chuyển để liên hệ hủy đăng ký hội viên. Khi bấm vào đường link giả mạo và nhập các thông tin cá nhân theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo, người dùng có nguy cơ bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Theo Cục An toàn thông tin, để không trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tuyển dụng, các ứng viên cần cẩn trọng trước những thông tin không rõ nguồn gốc hoặc các cuộc gọi, tin nhắn bất thường; luôn kiểm tra thông tin về đơn vị tuyển dụng qua website, fanpage chính thống và các nguồn tin đáng tin cậy khác.

Đầu tháng 10/2024, Công an TP Hà Nội đã tạm giữ Phan Văn Tùng (sinh năm 1998, trú tại Thanh Trì, Hà Nội) để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn mạo danh shipper giao hàng. Trước đó, ngày 27/9, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hà Nội phối hợp với Công an huyện Thanh Trì đã triệu tập đối tượng Phan Văn Tùng.

Qua đấu tranh khai thác, Tùng khai trước đây từng làm nhân viên giao hàng. Khi đó, Tùng phát hiện nhiều khách hàng mua hàng online thường không nhận hàng trực tiếp, chỉ bảo nhân viên giao hàng gửi lại cho người quen hoặc để lại trước cửa nhà. Sau đó, người mua hàng sẽ chuyển khoản tiền mua hàng. Nhận thấy có thể lợi dụng kẽ hở này để chiếm đoạt tiền của người mua hàng, Tùng đã tìm thông tin khách hàng rồi sử dụng nhiều số điện thoại (sim rác) như: 03427910XX, 05869917XX, 05885791XX, 05871122XX… gọi từ 100 - 200 cuộc điện thoại và giới thiệu là nhân viên giao hàng.

Nếu đầu dây bên kia trả lời là có thể nhận hàng ngay lúc đó thì Tùng tắt máy. Nếu đầu dây bên kia trả lời là không thể nhận hàng ngay, Tùng thông báo sẽ để bưu kiện hàng vào nhà và đề nghị chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng 1038812196XX mang tên NGUYEN TIEN KHANH rồi chiếm đoạt. Với phương thức lừa đảo như trên, từ tháng 4/2024 đến khi bị bắt, Tùng đã lừa đảo hàng trăm khách hàng, chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng.

Theo XM/Báo Tin tức

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/bung-phat-lua-dao-mao-danh-shipper-giao-hang-169241012132115897.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com