TikTok cũng bị một số quốc gia cấm sử dụng vì lo ngại đến vấn đề an ninh mạng.
Ngày 3.7.2018, TikTok bị cấm ở Indonesia, sau khi chính phủ Indonesia cáo buộc họ truyền bá "nội dung khiêu dâm, nội dung không phù hợp và xúc phạm tôn giáo. Ngay sau đó, TikTok cam kết ủy nhiệm 20 nhân viên làm việc với nội dung bị kiểm duyệt tại Indonesia và lệnh cấm được dỡ bỏ vào ngày 11.7.2018.
Tháng 11.2018, chính phủ Bangladesh chặn không cho truy cập TikTok.
Tháng 2.2019, một số chính trị gia Ấn Độ kêu gọi cấm TikTok hoặc quy định chặt chẽ hơn, sau khi có những lo ngại về nội dung khiêu dâm, đe dọa trực tuyến và các vụ lừa đảo.
Tháng 1.2020, Bộ Quốc phòng Úc cấm binh lính sử dụng ứng dụng Tiktok trên các thiết bị di động.
Tháng 1.2020, Bộ Quốc phòng Mỹ ra quyến định cấm tất cả binh lính không sử dụng TikTok trên thiết bị do chính phủ cấp. Trước đó, Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ đều ra cảnh báo toàn bộ nhân viên nên gỡ bỏ ứng dụng TikTok và cảnh giác với tất cả ứng dụng được tải về smartphone.
Ngày 29.6.2020 Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm đối với 59 ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, trong đó có TikTok, WeChat, UC Browser, Meitu… Theo chính phủ Ấn Độ, những ứng dụng này ảnh hưởng đến chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này.