9 nhà khoa học Việt Nam lọt top 10.000 thế giới năm 2024

23/09/2024 15:05

MTNN 9 nhà khoa học Việt lọt vào bảng xếp hạng trong top 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024.

Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Danh sách này được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), lựa chọn trên cơ sở dữ liệu Scopus.

Trong số các nhà khoa học Việt Nam đang công tác thường xuyên trong nước, 9 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng trong top 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2024. So với năm 2023, danh sách này tăng 13 người. Các tiêu chí đánh giá trong bảng xếp hạng bao gồm chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học, tổng số trích dẫn (loại trừ tự trích dẫn), và sự đóng góp dưới tư cách tác giả chính hoặc liên hệ. 

 GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nhiều năm lọt top thế giới (Ảnh: VNU).

9 nhà khoa học lọt top 10.000 thế giới năm 2024 gồm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội); GS.TS Trần Xuân Bách (ĐH Y Hà Nội); GS Võ Xuân Vinh và TS Nguyễn Phúc Cảnh (ĐH Kinh tế TP HCM); TS Trần Nguyễn Hải và TS Hoàng NHật Đức (ĐH Duy Tân); PGS Hoàng Anh Tuấn (ĐH Đông Á); TS Phạm Thái Bình, (ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải).

Mở rộng danh sách xếp hạng trong top 100.000, năm 2024 Việt Nam đã có 60 nhà khoa học, tăng 13 người so với năm ngoái. Ngoài 9 nhà khoa học được xếp hạng cao đã nêu trên, có thêm tên 51 nhà khoa học người Việt Nam gồm có: Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM-HUTECH), Nguyễn Thời Trung (Trường ĐH Văn Lang), Võ Đại Việt (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), Bùi Quốc Tính (Trường ĐH Duy Tân), Le Ba Phong (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), Vương Quân Hoàng (Trường ĐH Phenikaa), Chu Đình Tới (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Ngô Thái Hưng (Trường ĐH Tài Chính Marketing TP HCM);

Phạm Văn Hùng (Trường ĐH Quốc tế- ĐHQG TP HCM), Nguyễn Xuân Phương (Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM), Phạm Văn Vinh (Học viện Kỹ thuật quân sự), Nguyễn Đức Khương (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Chu Khánh Lân (Học viện Ngân hàng), Sử Đình Thành (Trường ĐH Kinh tế TP HCM), Lê Hoàng Phong (Trường ĐH Luật, TP HCM), Võ Hồng Đức (Trường ĐH Mở TP HCM);

Vũ Quang Bách (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Nguyễn Việt Cường (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Nguyễn Văn Chương (Học viện Kỹ thuật quân sự), Đỗ Đức Trung (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), Ngo Thanh Quang (Trường ĐH Kinh tế TP HCM), Nguyễn Trung Thắng (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Nguyen Quang Khai (Trường ĐH Mở TPHCM), Đào Văn Dương (Trường ĐH Phenikaa), Thái Hoàng Chiến (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Huỳnh Thế Thiện (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM), Lê Thanh Hà (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), Trần Văn Quân (Trường ĐH Giao thông Vận tải), Nguyễn Hoàng (Trường ĐH Mỏ Địa Chất), Nguyễn Huy Tuấn (Trường ĐH Văn Lang), Đinh Phú Hùng (Trường ĐH Thủy Lợi), Dương Viết Thông (Trường ĐH Thủ Dầu một), Nguyễn Đăng Nam (Trường ĐH Duy Tân), Nguyễn Quốc Đạt (Viện Trí tuệ nhân tạo-VinGroup), Nguyễn Trung Kiên (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM-HUTECH), Bùi Xuân Thành (ĐHQG TP. HCM), Trần Văn Thuận (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), Le Thanh Tiep (ĐH Kinh tế Tài Chính TP HCM), Lê Thanh Cường (Trường ĐH Mở TPHCM),

Nguyễn Công Lượng (Trường ĐH Phenikka), Phạm Văn Việt (Trường ĐH Công nghệ TP HCM- HUTECH), Đỗ Minh Hoạt (Trường ĐH Duy Tân), Đặng Văn Hiếu (Trường ĐH Thăng Long), Huỳnh Thanh Cảnh (Trường ĐH Duy Tân), Nguyễn Xuân Thảo (Học Viện Nông nghiệp), Phùng Văn Phúc (Trường ĐH Công nghệ TP HCM - HUTECH), Vũ Văn Tuấn (Trường ĐH Văn Lang), Nguyễn Phong Nguyên (Trường ĐH Kinh tế TP HCM), Trần Quốc Trung (Trường ĐH Thương Mại), Trần Trọng Nhân (Trường ĐH Công nghiệp TP HCM), Liệu Xuân Quí (Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM).

Điều đáng lưu ý là trong bảng xếp hạng này có nhiều nhà khoa học trẻ của Việt Nam.

Những kết quả đáng tự hào này một lần nữa tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Đây cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với trình độ và các hướng nghiên cứu tiên tiến của thế giới.

Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/9-nha-khoa-hoc-viet-nam-lot-top-10000-the-gioi-nam-2024-2034527.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội vẫn còn hơn 13 nghìn người sơ tán do ngập úng

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ có xu hướng nâng trục dần lên phía Bắc, Hà Nội nhiều ngày nay liên tiếp mưa dông mạnh về chiều và tối trong khi các điểm ngập úng vẫn còn.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com