Mới đây, các chuyên gia Thụy Điển từ Viện Karolinska đã tìm hiểu cách da người chống lại Staphylococcus aureus, một loài vi khuẩn gây nhiều bệnh và có sức đề kháng cao.
Hoá ra, các tế bào của các lớp dưới da tiết ra một cytokine gây viêm thu hút các tế bào miễn dịch. Điều này giải thích tại sao siêu vi khuẩn chết người đôi khi có thể tồn tại trên da người mà không gây hại cho sức khỏe.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), staphylococcus aureus (tụ cầu vàng kháng methicillin MRSA) kháng methicillin là một trong 10 loài vi khuẩn nguy hiểm nhất đối với nhân loại. Nó chịu trách nhiệm cho 3/4 số ca viêm da và mô mềm với nhiễm trùng gây chết người.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là cứ khoảng 5 người thì 1 người có Staphylococcus aureus thường trú trong khoang mũi và hầu như mọi người trong chúng ta sớm muộn gì cũng bắt gặp vi khuẩn này.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã cấy các vùng da khỏe mạnh vào những con chuột bị suy giảm miễn dịch và sau đó gây nhiễm Staphylococcus aureus lên đó. Trong 5 ngày đầu tiên, vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở thành công trên bề mặt da, nhưng đến ngày thứ 10 chúng gần như biến mất hoàn toàn. Tác nhân gây bệnh không xâm nhập sâu được vào các lớp bên trong. Đều đó có nghĩa là, tác nhân gây bệnh vẫn chỉ có trên bề mặt lớp sừng bên ngoài.
Một phân tích chi tiết hơn cho thấy nồng độ interleukin-8 tăng lên trong da được cấy ghép. Đây là một hợp chất chống viêm thu hút các tế bào miễn dịch, chủ yếu là bạch cầu trung tính, đến vị trí nhiễm trùng.
Mặc dù y học đã biết rằng một số chủng Staphylococcus aureus tiết ra các chất độc hại đối với bạch cầu trung tính của người nhưng siêu vi khuẩn chết người đôi khi có thể tồn tại trên da người mà không gây hại cho sức khỏe nhờ tính năng kỳ diệu của da.
Vũ Trung Hương