Nguy cơ tử vong khi trẻ bị rắn cắn

16/11/2024 09:39

MTNN Rắn độc cắn là một tai nạn khá thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu xử trí không thích hợp, đặc biệt khi bị rắn hổ cắn.

Bệnh nhi bị rắn cắn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: BVCC

Nhiều trẻ nguy kịch do rắn cắn

Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) tiếp nhận trẻ V.T.L. (nữ, 11 tuổi) nguy kịch do rắn cắn. Trước đó, khi vào nhà bếp, L. bị rắn cắn ở vùng cổ chân phải, nghi là rắn hổ đất. Sau đó, người nhà đưa trẻ đến thầy lang hút nọc rắn, bó chân.

Về nhà, trẻ nôn ói nhiều, than mệt và tiếp xúc kém nên nhập Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang trong tình trạng lơ mơ, thở mệt. Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán theo dõi rắn hổ đất cắn, được xử trí cấp cứu thở oxy, chích kháng sinh, chăm sóc vết rắn cắn và chuyển Bệnh viện Nhi đồng 1.

L. nhập Khoa Cấp cứu trong tình trạng mê, suy hô hấp nặng kèm sưng bầm vùng cổ chân phải với dấu rắn cắn ở mắt cá trong. Ngay lập tức, bệnh nhi được đặt nội khí quản thở máy, hội chẩn truyền 8 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất và chuyển Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị tiếp.

Tại đây, bệnh nhi được thở máy, chích kháng sinh, chăm sóc vết thương kiểm soát tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc. Sau khoảng 10 giờ truyền huyết thanh kháng nọc, trẻ tỉnh, tự thở tốt và được cai máy thở.

Trường hợp khác bị rắn cắn là bệnh nhi N.L.K. (15 tuổi, trú tại xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Sau khi tỉnh dậy để đi uống nước, trẻ khó mở mắt, nuốt khó, tê tay chân.

Gia đình phát hiện vết cắn ở vùng cánh tay trái, sau đó, bệnh nhi nôn 1 lần, tức ngực, khó thở, chân tay lạnh. Bệnh nhi được gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện huyện và được xử lý truyền dịch, thở oxy, sau đó chuyển lên điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng môi nhợt, khó thở, thở nhanh, khó nuốt, tim nhịp nhanh, sụp mi, chân tay lạnh, đồng tử 2 bên giãn tối đa, cứng gáy, niêm mạc kém hồng, tê tay chân, vùng cánh tay trái có vết cắn không chảy máu. Các bác sĩ đã ngay lập tức chỉ định cho bệnh nhi thở máy, đặt nội khí quản cấp cứu, bóp bóng có oxy qua nội khí quản.

Tại Việt Nam, các loại rắn độc phổ biến gồm: Rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục… Mỗi loài rắn có đặc trưng về hình thái và loại nọc độc khác nhau. Theo BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm - Bệnh viện Nhi Trung ương, rắn sinh sôi, phát triển, xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11.

Đây cũng là thời điểm số bệnh nhi bị rắn cắn thường có xu hướng tăng, đặc biệt là tại các địa phương gần vùng sông nước, đồi núi. Các bệnh nhân thường bị rắn cắn trong hoàn cảnh nằm ngủ trên nền nhà, sinh hoạt gần cánh đồng hoặc các nơi có gia cầm…

Khi bị rắn độc cắn, người bệnh thường thấy đau buốt tại chỗ cắn, thấy dấu răng sâu, vết thương chảy máu khó cầm, vùng chi bị cắn sưng nề, nổi phỏng nước, hoại tử lan dần, có thể có các dấu hiệu toàn thân như nhìn mờ, sụp mi, đau rát họng, nói khó, nuốt sặc, liệt cơ tiến triển lan xuống tứ chi, thậm chí co giật, hôn mê. Tất cả các trường hợp bị rắn cắn đều nên được theo dõi ít nhất 24 giờ trong bệnh viện.

Dấu hiệu rắn độc cắn

Theo BSCKII Nguyễn Minh Tiến - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), điều cần thiết là phải nhận dạng loại rắn đó là rắn gì để kịp thời thông báo cho nhân viên y tế. Qua đó, giúp điều trị bằng kháng huyết thanh phù hợp. Rắn độc có 2 họ. Trong đó, họ rắn hổ thường bao gồm rắn hổ đất, hổ chúa, hổ mèo, cạp nong, cạp nia. Họ rắn lục bao gồm rắn lục xanh, chàm quạp.

Bác sĩ Tiến cho biết, quan sát nhanh vết cắn giúp ích cho việc xác định có phải bị rắn độc cắn hay không bằng các dấu hiệu: Sưng nhiều, đau nhức nhiều ở chỗ bị cắn; Vết cắn có 2 dấu răng nọc.

Đối với rắn họ lục, dấu hiệu tại chỗ thường bao gồm sưng, bầm, hoại tử và da phồng rộp chứa đầy dịch. Bệnh nhân cũng có thể rối loạn đông máu như xuất huyết da. Trong khi đó, người bị rắn họ hổ cắn thường ít có dấu hiệu tại chỗ. Dấu hiệu toàn thân có thể bao gồm chóng mặt, buồn nôn, khó thở, yếu liệt chi.

Thời gian qua, sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận, điều trị cho hàng loạt bệnh nhân bị rắn độc cắn.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, côn trùng… ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn.

Bên cạnh đó, hiện, môi trường sống tự nhiên của động vật bị phá vỡ và thu hẹp lại, nhiều loài rắn như rắn hổ, rắn lục và các động vật gây hại buộc phải tới sống xen kẽ với khu vực dân cư. Như vậy, rất dễ xảy ra tiếp xúc với con người và các tai nạn đáng tiếc.

Với các ca nhập viện Trung tâm tiếp nhận, bệnh nhân bị cắn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đa phần, người dân bị cắn khi ra ngoài kiểm tra sân vườn, ruộng, tiếp xúc với các bờ cây, bụi cỏ, đống rác hay lá cây, điều kiện quan sát hạn chế.

Cá biệt, có trường hợp rắn độc chui vào nhà cắn khi bệnh nhân đang ngủ. “Thường các loài rắn độc và côn trùng có độc là ưa hoạt động trong bóng tối, ban đêm. Trong điều kiện bóng tối, chúng sẽ hoạt động mạnh, hung dữ hơn”, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, rắn độc là loài động vật có khứu giác và vị giác vô cùng nhạy bén. Đầu lưỡi của rắn liên tục đưa ra phía trước để bắt dính các hạt nhỏ trong môi trường và đưa vào miệng họng nếm, phân tích xác định nguồn thức ăn và tìm hướng đi.

Bởi vậy, rắn có thể phát hiện các tín hiệu của con mồi từ rất xa. Đặc biệt ban đêm, trời mưa, rắn hay đi tìm mồi nhưng không thể biết chính xác các tín hiệu đó là con người để tránh. Rắn dễ dàng tấn công khi cảm thấy bị đe dọa.

Thực tế, đã có nhiều trường hợp ngay cả khi trời nóng, người dân nằm trên nền nhà bị rắn chui vào cắn khi đang ngủ mà không biết. Rắn cạp nong, cạp nia khi cắn thì không gây đau hay sưng, thậm chí không để lại dấu vết do răng nhỏ và nọc độc không gây biến dạng bất thường tại vết cắn. Khi đêm muộn hoặc sáng dậy, người dân có biểu hiện nhiễm độc như bị liệt gây khó thở, thậm chí tử vong và rất dễ nhầm với rất nhiều bệnh khác mà không biết là từng bị rắn độc cắn.

Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ, nhất là các bé trai rất hiếu động, chưa hiểu biết về những loài vật có độc. Do vậy, các phụ huynh cần chú ý cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, bảo đảm an toàn. Đồng thời, kịp thời phát hiện khi trẻ có những hành động nguy hiểm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

 

Nguồn giaoducthoidai.vn
Link bài gốc

https://giaoducthoidai.vn/nguy-co-tu-vong-khi-tre-bi-ran-can-post708594.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mất cha mẹ do bão Yagi

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang triển khai đợt tặng sổ tiết kiệm cho trẻ em bị mồ côi cha mẹ do bão Yagi. Sổ tiết kiệm “Công đoàn cùng con tiếp bước” có giá trị từ 10-20 triệu đồng.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com