Ngập úng đô thị, trách nhiệm thuộc về ai?

08/08/2024 09:27

MTNN Tình trạng úng ngập đô thị mỗi khi có mưa lớn đã diễn ra từ nhiều năm nay, ảnh hưởng đến đi lại, cuộc sống của người dân và gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Để giải quyết úng ngập, cần phải làm rõ trách nhiệm của từng khâu, từng đơn vị liên quan mới có thể giải quyết căn cơ.

PV/VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Nguyên Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, hàng năm các đô thị đều có những chương trình kế hoạch triển khai để thoát nước và phòng chống úng ngập, tuy nhiên xảy ra tình trạng, cứ mưa là ngập. Vậy theo ông, trách nhiệm để xảy ra úng ngập sẽ thuộc về cơ quan, đơn vị nào?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Về mặt trách nhiệm, đầu tiên là chính quyền. Chính quyền phân giao cho cơ quan chuyên môn nào, cơ quan ấy phải chịu trách nhiệm.

Khi xây dựng kế hoạch chương trình có tính khả thi hay không? Khi các chương trình, kế hoạch được phê duyệt, trong các chương trình kế hoạch phải làm rõ vốn từ đầu tư ra, lộ trình hoặc giai đoạn có vốn đó để làm.

Còn nếu chương trình kế hoạch dự kiến nguồn vốn nhưng cuối cùng không có vốn để triển khai thực hiện thì không để làm gì cả. Cho nên các chương trình, kế hoạch phải có tính khả thi, không giống như quy hoạch.

Các công ty vận hành thoát nước không hoàn toàn có lỗi. Các công ty thoát nước là các công ty vận hành, làm theo nhiệm vụ, đơn đặt hàng, đấu thầu hoặc theo kế hoạch

Do vậy, chính quyền cần lựa chọn các khu vực ưu tiên đầu tư và huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho hiệu quả, không nên vạch ra kế hoạch rồi không thực hiện và sẽ khó trong công tác đánh giá triển khai thực hiện và quy trách nhiệm cho ai. Quy trách nhiệm cho người làm kế hoạch hay người tổ chức, triển khai thực hiện hay lúc đó lại đổ lỗi cho những khó khăn.

PV: Vậy thưa ông, để hoàn thiện hệ thống thoát nước của đô thị, đẩy nhanh các dự án chậm triển khai sẽ lấy nguồn vốn từ đâu?

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến: Bộ Xây dựng hiện đang xây dựng Luật Cấp, thoát nước, trong đó khẳng định thoát nước là dịch vụ công ích thì Nhà nước (Trung ương và địa phương) phải có trách nhiệm, phải ưu tiên vốn đầu tư theo kế hoạch đã được duyệt. Bây giờ nếu không ưu tiên, không có trách nhiệm đầu tư vốn vào, thì lấy vốn ở đâu. Vốn ODA không còn, rất ít các nhà đầu tư đầu tư vào thoát nước, mà chủ yếu vẫn là nguồn vốn của nhà nước là chính.

Cần phải khẳng định, đầu tư vào thoát nước là đầu tư từ Nhà nước. Ví dụ như tại Nhật Bản, 50% ngân sách đầu tư cho thoát nước từ Trung ương và 50% còn lại của địa phương. Đầu tư cho quản lý vận hành 100% của địa phương. Rõ ràng người ta gắn trách nhiệm trung ương và địa phương vào với nhau. Nhà nước xác định nguồn vốn và Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện.

Lĩnh vực thoát nước khác với lĩnh vực khác và có đặc thù riêng. Chúng ta có thể kiểm đếm trong thời gian vừa qua có rất ít các nhà đầu tư đầu tư vào thoát nước và xử lý nước thải. Chúng ta huy động các nguồn lực đầu tư PPP, đầu tư tư nhân nhưng hầu như không có nhà đầu tư nào tham gia nên vẫn phải ưu tiên từ nguồn vốn đầu tư nhà nước và phải đúng nghĩa của ưu tiên là “đúng, đủ, kịp thời” thì mới tổ chức, triển khai được.

Đến thời điểm này trở đi mưa sẽ nhiều và khả năng mưa trên diện rộng, có những cơn mưa rất bất chợt và có những cơn mưa rất lớn, kéo dài và khả năng gây ngập úng sẽ tiếp tục

Năm nào cũng như vậy, khi bị úng ngập cả xã hội quan tâm. Nhưng khi hết ngập, đâu đó lại trở lại bình thường. Tốc độ triển khai các dự án chậm, các công trình vẫn tiếp tục mọc lên, công tác duy tu, duy trì nạo vét sông, kênh mương, là những nơi trục chính thoát nước rất hạn chế, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch hàng năm nạo vét như thế nào? Bao nhiêu bùn thải, bao nhiêu lấp sông, bao nhiêu bùn thải, cản trở dòng chảy rất nhiều.

Nếu không nạo vét, chính những con sông đó trở thành không thoát nước được, chưa kể kết nối qua những con sông đó có vấn đề.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Hải Hà/VOV-Giao thông

Theo VOV.VN

Nguồn phapluatmoitruong.vn
Link bài gốc

https://phapluatmoitruong.vn/ngap-ung-do-thi-trach-nhiem-thuoc-ve-ai/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cốc giấy dùng một lần liệu có vô hại với sức khỏe và môi trường?

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Environmental Pollution, những vật dụng đựng bằng giấy dùng một lần cũng độc hại như đồ nhựa vì hầu hết chúng đều được lót bằng một loại nhựa polymer hoặc polyethylene để chống thấm chất lỏng, khiến chúng cực kỳ khó tái chế.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com