Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cân nhắc kỹ, tránh ‘đặc quyền, đặc lợi’

10/10/2024 14:07

MTNN Việc Bộ GD&ĐT đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, từ mầm non đến đại học, chi phí dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến lần 2 về dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, Bộ GD&ĐT - cơ quan chủ trì soạn thảo, đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học với con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm.

Người trong cuộc nói gì về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên?

Thầy Nguyễn Văn Đường - giáo viên Trường THPT Phú Xuyên A (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cho rằng, Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất miễn học phí cho con em giáo viên từ bậc mầm non đến đại học là một đề xuất ý nghĩa, nhân văn và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của xã hội đến nhà giáo.

"Việc ưu tiên cho con em giáo viên không có gì mới lạ, các ngành khác đã làm từ rất lâu rồi. Cái khác là ở chỗ, trước đây, các ngành khác họ ưu tiên con em trong ngành, còn nay là Đảng, Nhà nước ta đang tôn vinh ngành giáo dục, đưa ngành giáo dục về đúng vị thế của nó trong chiến lược phát triển đất nước: là nghề cao quý nhất, là quốc sách hàng đầu.

Đây được xem là bước đầu để nhà nước ta hướng đến xây dựng một nền giáo dục miễn phí. Việc đầu tư hơn 9.000 tỷ cho con em giáo viên mỗi năm sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, trước hết là từ bộ phận không nhỏ từ con của chính các giáo viên. Tôi nghĩ đây là một bước đột phá của ngành giáo dục nước nhà", thầy Đường nêu ý kiến.

Bộ GD&ĐT đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, từ mầm non đến đại học, chi phí dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh minh hoạ.

Theo bà Trần Thị Minh Hải - Phó hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), đề xuất miễn học phí cho con giáo viên là một chủ trương khá đặc biệt và nhắm đến việc tri ân, hỗ trợ những người làm nghề giáo - một nghề có ý nghĩa quan trọng trong xã hội. "Bản thân tôi ủng hộ đề xuất này vì nó hướng đến việc động viên tinh thần giáo viên: Giáo viên đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục trong khi lại có mức thu nhập không cao hơn so với những ngành nghề khác. Chính sách miễn học phí cho con họ có thể coi là một sự động viên, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình giáo viên. Đề xuất này cũng góp phần thu hút nhân lực vào ngành giáo dục, khuyến khích cá nhân giỏi, tâm huyết hơn với nghề giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục".

Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Minh Hải, có một số vấn đề cần cân nhắc xung quanh đề xuất này như đảm bảo được công bằng xã hội: Một số người có thể đặt câu hỏi về tính công bằng nếu chỉ miễn học phí cho con giáo viên mà không áp dụng cho các ngành nghề khác cũng có mức lương tương tự hoặc đóng góp không nhỏ cho xã hội như y tế, công an, lực lượng vũ trang.

Hơn nữa, để thực hiện chính sách này, ngân sách nhà nước sẽ phải phân bổ một khoản chi phí không nhỏ. Điều này có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư khác cho giáo dục, như cơ sở vật chất, công nghệ giảng dạy hay phúc lợi chung cho toàn ngành. "Tôi ủng hộ đề xuất này nhưng cũng cần có những nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về cách thực hiện sao cho hợp lý, không gây mất cân đối ngân sách và đảm bảo công bằng xã hội".

Là một giáo viên có hai con đang học phổ thông, cô Nguyễn Thuý Hằng - giáo viên dạy mầm non tại quận Hoàng Mai, Hà Nội cho hay, nếu đề xuất này được thực thi thì giáo viên sẽ rất mừng. "Tuy nhiên, đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác khó khả thi và kéo theo nhiều vấn đề như: việc xác định con nuôi hợp pháp của giáo viên; có áp dụng đối với giáo viên trường tư thục hay không; nhân viên làm trong ngành giáo dục thì thế nào…

Theo cô Hằng, nghề giáo cũng như bao nghề khác trong xã hội, cũng đi làm để kiếm tiền nuôi bản thân và nuôi gia đình, không có lý do gì lại ưu tiên con cái được miễn học phí. "Tôi đồng ý miễn học phí cho con giáo viên nhưng là giáo viên ở vùng cao, vùng khó khăn. Chúng tôi ở thành phố vẫn đủ sức nuôi được các con mà không cần đặc quyền nào".

Thầy Lê Đình Hiển - giáo viên dạy Lịch sử tại Trường Tiểu học, THCS & THPT Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) nêu ý kiến: "Đây là một đề xuất ý nghĩa, nhân văn và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của xã hội đến nhà giáo. Tuy nhiên, nghề giáo không nên có đặc quyền, đặc lợi mà hãy bình đẳng như các nghề khác, không nên đưa quy định này thành thực tế. Nếu có hãy nêu quy định "miễn học phí cho con nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn". Là một giáo viên và có các con đang bắt đầu đi học, tôi không đồng tình với đề xuất trên dù đó là một đề xuất rất tốt. Nếu miễn học phí nên để dành tiền đó tăng lương cho giáo viên".

Tránh "đặc quyền, đặc lợi"

Nhận định chính sách miễn học phí cho con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp của nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo là chính sách nhân văn, song Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, quy định này khó áp dụng cho cơ sở giáo dục tư thục và thậm chí trong cả cơ sở giáo dục công lập. Chính vì vậy, cần quy định chính sách theo hướng cho đối tượng nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn cụ thể.

Phó Chủ tịch Quốc hội ý kiến: Không nên quy định nội dung này vào dự thảo Luật. Ưu đãi, chính sách đặc thù thì được nhưng quy định "đặc quyền, đặc lợi" là không nên.

Hiện cả nước có hơn một triệu nhà giáo hưởng lương từ ngân sách. Theo tính toán, nếu bổ sung chính sách miễn phí cho con em giáo viên từ mầm non đến đại học thì hàng năm, ngân sách Nhà nước phải cung cấp chi trả thêm khoảng 9.200 tỷ trong một năm. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng con số này là tương đối lớn: "Nguồn này ở đâu, lấy từ chỗ nào để bố trí chi hàng năm. Phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác".

 

Đỗ Vi

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/de-xuat-mien-hoc-phi-cho-con-giao-vien-can-nhac-ky-tranh-dac-quyen-dac-loi-169241010084131632.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội tiếp tục ô nhiễm không khí ở mức cao

Cùng với gió Đông Bắc, sương mù khiến độ ẩm cao, chất lượng không khí nhiều khu vực của Thủ đô Hà Nội tiếp tục ở mức có hại cho sức khỏe và không tốt cho nhóm nhạy cảm.

Kích hoạt phong trào chống rác thải nhựa tại Hà Tĩnh

Để phong trào "Chống rác thải nhựa" đi vào thực chất, góp phần thay đổi thói quen sử dụng vật dụng nhựa trong sinh hoạt, hạn chế xả thải ra môi trường, thời gian qua, Hà Tĩnh đã lan rộng trong cộng đồng, với những cách làm hay và nhiều mô hình sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com