Úc xây dựng nhà máy điện Mặt trời lớn đầu tiên với công suất 120 MW

11/02/2020 18:15

MTNN Trong nỗ lực chuyển đổi hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa nguồn thu để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, công ty Shell bắt đầu xây dựng nhà máy điện Mặt trời lớn đầu tiên với 400.000 tấm pin đạt tổng công suất 120 MW ở bang Queensland, Úc.

Theo CNBC, hãng Shell đang cố gắng chuyển đổi hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa nguồn thu để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Công ty bắt đầu xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn đầu tiên. Việc lắp đặt 400.000 tấm pin với tổng công suất 120 MW ở bang Queensland, Úc sẽ hoàn thành vào năm 2021.

Nhà máy điện Mặt trời của Shell sẽ đáp ứng nhu cầu của một dự án sản xuất khí đốt tự nhiên và giảm 300.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm. Nó sẽ tạo ra khoảng 200 việc làm. Theo người đứng đầu Shell Australia, Tony Noonan, trong tương lai mặt trời kết hợp với khí tự nhiên sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống năng lượng toàn cầu. Điều này chủ yếu áp dụng cho các khu vực như Queensland, nơi nhiều ánh nắng mặt trời.

Mặc dù ngày càng quan tâm đến năng lượng tái tạo, nhưng hoạt động kinh doanh cốt lõi của Shell vẫn là nhiên liệu hóa thạch. Năm 2018, công ty đã sản xuất 3,7 triệu thùng dầu mỗi ngày, đồng thời bán được 71 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Điều này bị các nhà khí hậu học và các nhà hoạt động sinh thái chỉ trích. Ví dụ, vào cuối tháng 1 năm nay, những người biểu tình đã chặn lối vào trụ sở của công ty ở Hà Lan, kêu gọi Shell hãy để nguyên nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất. Nước Úc có thể nhận được một phần điện đáng kể từ các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng chính quyền nước này vẫn hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, tình hình đang dần thay đổi. Ví dụ, mùa thu năm ngoái. Úc đã đạt được một cột mốc lịch sử: hệ thống điện của quốc gia này đã nhận được hơn 50% năng lượng từ nhà máy điện mặt trời, gió và thủy điện.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dùng tế bào da người để tạo sợi y tế

Không giống như các chất tương tự, sợi y tế từ tế bào da người do nhóm khoa học quốc tế phát triển không yêu cầu sử dụng khung và không bị cơ thể đào thải, có thể được sử dụng để chữa lành da và các bộ phận cơ thể khác.

Xuất hiện công nghệ COMET điều chỉnh mọi tế bào của người

Trong bối cảnh công nghệ chỉnh sửa gien CRISPR bị nghi ngờ không đủ chính xác và an toàn để sử dụng trong y học, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển nền tảng mới được gọi là COMET cho phép khám phá và thay đổi các chức năng cơ bản của tế bào, cũng như tạo ra các phương pháp mới để điều trị bệnh, trong số đó có cả ung thư.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com