Mỹ cấp phép sử dụng kính áp tròng kiềm chế cận thị cho trẻ

20/11/2019 18:15

MTNN Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA đã cấp phép cho những chiếc kính áp tròng đầu tiên có tác dụng làm chậm sự phát triển cận thị ở trẻ em từ 8-12 tuổi.

Theo FierceBiotech, sau cấp phép của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA, những chiếc kính áp tròng đầu tiên có tác dụng làm chậm sự phát triển cận thị ở trẻ em từ 8-12 tuổi sẽ xuất hiện trên thị trường. Các kính áp tròng mới dự kiến ​​sẽ được bán vào tháng 3.2020.

Kính áp tròng MiSight do CooperVision sản xuất là loại kính mềm dùng 1 lần, có thể loại bỏ vào cuối mỗi ngày. Khi đeo thường xuyên, kính giúp làm chậm trung bình 52% độ giãn của nhãn cầu từ trước ra sau trong các lần kiểm tra hàng năm (sự giãn dài của nhãn cầu - một trong những nguyên nhân chính gây ra cận thị).Theo các chuyên gia, kính còn có một lợi thế khác là có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và bong võng mạc ở trẻ em bị cận thị nặng.

Kính MiSight được thử nghiệm trong vòng 3 năm với sự tham gia của 135 trẻ em, theo kết quả được trình bày, đeo kính áp tròng mới cho phép làm chậm tiến trình cận thị tới 59% so với kính áp tròng thông thường.

Chủ tịch của Cooper Cooper, Daniel McBride, cho biết đây là giải pháp mang tính bước ngoặt đối với thị lực của trẻ em, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ cận thị ở Mỹ và trên toàn thế giới. Phương pháp đột phá này sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống và thị lực cho rất nhiều trẻ em. Theo Malvina Eydelman, giám đốc văn phòng FDA có nhiệm vụ đánh giá các thiết bị nhãn khoa, kính MiSight cuối cùng cũng có thể làm giảm nguy cơ trẻ em mắc các vấn đề về mắt khác.Trẻ em bị cận thị nặng có nhiều nguy cơ dễ bị đục thủy tinh thể hoặc võng mạc bị bong ra khi trưởng thành.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàn Quốc tham vọng bao phủ các tòa nhà công cộng bằng các tấm pin mặt trời

Tại Hàn Quốc, năng lượng truyền thống sẽ sớm phải nhường chỗ cho các nguồn năng lượng tái tạo khi đến năm 2040, nước này sẽ nhận được 35% điện từ các nguồn tái tạo; và tất cả các tòa nhà công cộng ở thủ đô và 1 triệu tòa nhà dân cư sẽ được trang bị các tấm pin mặt trời, giúp giảm 0,5 triệu tấn khí thải carbon dioxide.

Xác định được nguyên nhân chính gây bệnh ung thư

Theo các chuyên gia về ung thư nổi tiếng thế giới, từ trước đến nay, khoa học chỉ nghiên cứu về vai trò của vi rút trong việc gây ra một số dạng ung thư mà ít đề cập đến vi khuẩn khi nhiễm trùng dẫn đến nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư ruột kết, phổi, dạ dày, gan và tuyến tụy. Trong những trường hợp này, nguyên nhân chính gây ung thư là tình trạng các cơ quan nội tạng bị viêm mạn tính.

Úc nghiên cứu bào chế vắc xin ngừa bệnh dại hiệu quả

Lần đầu tiên nhà khoa học Úc phát hiện một loại protein đặc biệt do vi rút dại tạo ra, liên kết với protein tế bào có tên là Stat1, ngăn chặn cơ chế chính của phản ứng miễn dịch. Phát hiện này cho phép tạo ra một phiên bản sửa đổi của vi rút dễ bị tổn thương với đòn tấn công của hệ miễn dịch để bào chế một loại vắc xin sống mới, an toàn và hiệu quả hơn.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com