Xác định được nguyên nhân chính gây bệnh ung thư

20/11/2019 17:15

MTNN Theo các chuyên gia về ung thư nổi tiếng thế giới, từ trước đến nay, khoa học chỉ nghiên cứu về vai trò của vi rút trong việc gây ra một số dạng ung thư mà ít đề cập đến vi khuẩn khi nhiễm trùng dẫn đến nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư ruột kết, phổi, dạ dày, gan và tuyến tụy. Trong những trường hợp này, nguyên nhân chính gây ung thư là tình trạng các cơ quan nội tạng bị viêm mạn tính.

Theo MedicalXpress, các nhà khoa học ở Đại học Bắc Carolina, Mỹ, đã xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư. Người ta thường biết rằng vi rút, với khả năng xâm nhập tế bào của chúng, có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư khác nhau. Tuy nhiên, khoa học lại ít nghiên cứu về khả năng gây ung thư của vi khuẩn hoặc các quá trình mà chúng gây ra có thể dẫn đến bệnh ác tính.

Các chuyên gia về ung thư nổi tiếng thế giới Pinku Mukherjee và Mukulik Bose, trong bài viết công bố trên ấn phẩm Xu hướng trong y học phân tử (Trends in Molecular Medicine), đã thảo luận về một cơ chế mà theo họ có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn và dẫn đến nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư ruột kết, phổi, dạ dày, gan và tuyến tụy.

Theo 2 chuyên gia này, ung thư phát sinh do sự tương tác của vi khuẩn và glycoprotein MUC1, bao phủ bề mặt của các tế bào biểu mô trong cơ thể. Các tế bào biểu mô là các tế bào có liên quan đến sự hấp thụ hoặc bài tiết và cũng phục vụ cho sự hình thành các hàng rào bảo vệ trong các cơ quan khác nhau, bao gồm ruột, phổi, dạ dày, gan và cơ quan sinh sản. MUC1 là một protein “xuyên màng” tế bào và có mặt trong hầu hết các tế bào biểu mô tuyến. Đây là một trong những nhóm protein được gọi là "chất nhầy" vì sự tham gia của chúng vào các lớp nhầy bảo vệ, có đặc tính tạo gel được gây ra bởi một phần phân tử đường bao phủ chiều dài của protein (glycosolation).

Theo các nhà khoa học, MUC1 có thể đóng vai trò kép trong quá trình lây nhiễm, là tác nhân chống viêm, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn hoặc ngược lại, gây ra và đẩy nhanh quá trình viêm, do đó, có thể dẫn đến các khối u ác tính. Các nhà khoa học xác định rằng 1/5 tất cả các khối u ác tính có liên quan đến nhiễm trùng, vi rút hoặc vi khuẩn. Trong trường hợp này, nguyên nhân chính gây ung thư là tình trạng các cơ quan nội tạng bị viêm mạn tính. Bây giờ người ta đã biết rằng khoảng 20% tất cả các khối u ác tính, đặc biệt là các khối u ác tính biểu mô, có liên quan đến một số loại nhiễm trùng, do vi rút hoặc vi khuẩn mà viêm dai dẳng là nguyên nhân gốc rễ.

Vũ Trung Hương

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xác định hoạt động sản xuất phần mềm đúng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế

Bộ TT-TT đang dự thảo Thông tư quy định việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm đúng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế. Trong đó, hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi bao gồm ít nhất một trong hai công đoạn quy định tại các khoản 1 và 2 - Điều 4.

Bạn đọc quan tâm

Tạo 'siêu bố' vật nuôi bằng chỉnh sửa gien

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tạo ra được “siêu bố” heo, dê và gia súc có chất lượng như mong muốn để gây giống vì chúng chỉ sản xuất tinh trùng mang đặc điểm di truyền của động vật hiến tặng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com