Xử lý tận gốc vi phạm xây dựng

01/04/2019 17:50

MTNN Mục đích của người vi phạm là làm sao cho công trình hoàn thành thủ tục và tồn tại, được sử dụng một cách hợp pháp. Khi những mục đích này không đạt được, hẳn không ai dám vi phạm, làm liều. Thời gian qua, dư luận bàn tán nhiều về hàng loạt dự án tai tiếng: Mục đích là trồng rừng nhưng nhà đầu tư lại đào xới xây khu biệt thự để bán ở núi Chín Khúc, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; lợi dụng làm khu du lịch phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, xây nhiều căn biệt thự rao bán, chuyển nhượng tại khu vực hồ Tuyền Lâm, tỉnh Lâm Đồng; san ủi hàng trăm ngàn mét vuông đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội để xây nhà nghỉ dưỡng, biệt thự (trong đó, chỉ riêng 2 xã Minh Phú và Minh Trí cùng ven 7 hồ lớn có gần 800 công trình vi phạm).

Xử lý tận gốc vi phạm xây dựng

Mục đích của người vi phạm là làm sao cho công trình hoàn thành thủ tục và tồn tại, được sử dụng một cách hợp pháp. Khi những mục đích này không đạt được, hẳn không ai dám vi phạm, làm liều.

Thời gian qua, dư luận bàn tán nhiều về hàng loạt dự án tai tiếng: Mục đích là trồng rừng nhưng nhà đầu tư lại đào xới xây khu biệt thự để bán ở núi Chín Khúc, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; lợi dụng làm khu du lịch phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, xây nhiều căn biệt thự rao bán, chuyển nhượng tại khu vực hồ Tuyền Lâm, tỉnh Lâm Đồng; san ủi hàng trăm ngàn mét vuông đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội để xây nhà nghỉ dưỡng, biệt thự (trong đó, chỉ riêng 2 xã Minh Phú và Minh Trí cùng ven 7 hồ lớn có gần 800 công trình vi phạm).

Địa phương phải chịu trách nhiệm

Ngoài những công trình trên, thời gian qua, tình trạng xây dựng trái phép diễn ra khá phổ biến, "núp bóng" nhiều hình thức. Mỗi địa phương xử lý vi phạm cũng khác nhau. Nơi thì buộc tháo dỡ phần sai phạm, kể cả những công trình nhỏ như chòi vịt dựng lên trái phép của một người dân ở huyện Bình Chánh, TP HCM; xây chuồng gà không phép trên đất nhà của một người dân ở tỉnh Cao Bằng. Nơi thì lại hành xử kiểu dung túng, bao che, khiến người dân hoài nghi có sự móc ngoặc giữa người vi phạm với cán bộ quản lý, thực thi nhiệm vụ, dẫn đến hệ lụy giảm niềm tin vào bộ máy công quyền. Dù đã có sẵn hành lang pháp lý, kết luận của cơ quan chức năng và cấp thẩm quyền nhưng chính quyền địa phương vẫn chần chừ, chưa chịu xử lý, để kéo dài nhiều năm; nếu đề xuất xử lý thì lại theo hình thức phạt cho tồn tại, hợp thức hóa.

Với vai trò đại diện cho bộ máy quản lý nhà nước, quản lý trực tiếp địa bàn, gần dân nhất, thật khó biện minh khi chính quyền địa phương nói rằng không biết, không phát hiện hay là người vi phạm bất hợp tác nên không thể xử lý. Bởi lẽ, có nhiều cách xử lý, chỉ là có muốn làm và quyết tâm hay không mà thôi. Chính quyền địa phương có thể lập biên bản, báo cấp trên hoặc cơ quan quản lý người vi phạm, ban hành quyết định xử lý từ đầu, cương quyết cưỡng chế... Còn nếu cả nể, sợ đụng chạm hay dung túng thì sẽ để việc xây dựng kéo dài đến khi hoàn thành. Công tác kiểm tra, giám sát cũng chỉ mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ.

Ngoài ra, về mặt quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng, nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, giảm thiệt hại cho xã hội và cho chính người vi phạm, chính quyền địa phương phải ngăn chặn ngay từ đầu, cương quyết đình chỉ thi công phần xây dựng không phép, sai phép (gọi chung là trái phép). Nếu cho rằng chính quyền địa phương chậm phát hiện, không biết nên không kịp xử lý là chưa thuyết phục. Xây dựng công trình hay nhà ở ít nhất cũng phải tập kết máy móc, thiết bị, vật tư, cát, đá… rầm rộ, quản lý địa bàn sao có thể nói không thấy, không nghe, không biết được?


Không cho tồn tại, hợp thức hóa

Người dân lâu nay vốn bức xúc với cung cách quản lý, điều hành tùy tiện ở một số địa phương và cơ quan, đơn vị nhà nước. Từ đó tạo ra phản ứng tiêu cực, mất niềm tin với không ít người thực thi công vụ.

Thiết nghĩ, công trình xây không phép, sai phép mà chỉ xử phạt hành chính và vẫn cho tồn tại và thì chẳng khác gì dùng tiền hợp thức hóa sai phạm. Nói cách khác, việc này khuyến khích những sai trái, vi phạm pháp luật. Đây là tiền lệ xấu trong đời sống xã hội, tiếp sức cho các sai phạm khác "noi theo", dẫn đến sắp tới hẳn sẽ có nhiều công trình xây sai phép, trái phép vẫn tồn tại.

Bất kỳ địa phương, cơ quan, đơn vị nào cũng đều phải tuân thủ kỷ cương, kỷ luật quản lý, điều hành đã được cụ thể hóa bằng quy trình, quy định pháp luật. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu lực pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, lan tỏa những điều tích cực, hạn chế bớt tiêu cực, tạo niềm tin vào lẽ phải, sự đồng thuận trong nhân dân. Vì vậy, với công trình vi phạm lớn hay nhỏ, bên cạnh việc xử lý nghiêm người có trách nhiệm, phải cưỡng chế tháo dỡ, tuyệt đối không cho tồn tại hay hợp thức hóa bằng hình thức khác. Có như vậy mới chấm dứt vi phạm xây dựng.

(NLĐ)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Khốn khổ vì dự án ’treo’

Theo Luật sư Nguyễn Vân Trường, Ðoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, Luật Ðất đai đã quy định, nếu sau ba năm đưa vào kế hoạch sử dụng đất mà dự án chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải điều chỉnh, hủy bỏ. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng đã ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có nội dung: dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng quá thời hạn quy định không triển khai thực hiện theo cam kết hoặc theo giấy phép sẽ bị thu hồi. Ðối với các đồ án quy hoạch, nếu quá 5 năm không thực hiện được phải rà soát, xem xét lại tính khả thi, nếu không thể thực hiện được phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch để bảo đảm quyền lợi cho người dân có đất bị ảnh hưởng.

Gỡ rối cho chung cư cũ

Muốn tháo dỡ các chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, TP HCM cần sớm ban hành khung chính sách thu hút nhà đầu tư Sở Xây dựng TP HCM đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tháo dỡ toàn bộ 15 chung cư (CC) cấp D nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và chỉnh trang đô thị.

Đề xuất mở rộng cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây lên 12 làn xe, xây dựng tuyến đường sắt kết nối sân bay Long Thành với TPHCM

Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu các cơ quan chuyên môn phải xây dựng ngay một đề án về giao thông nhằm kết nối sân bay Long Thành với một số khu vực xung quanh. Bộ trưởng đề nghị đề án phải đề xuất được một số trục giao thông kết nối thẳng từ sân bay vào TPHCM qua đường bộ, đường sắt nhẹ.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com