Xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp

20/03/2024 17:12

MTNN Người dân nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao, chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, đồng thời có những biện pháp chăm sóc để hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.

Hồ trữ nước để tưới vườn sầu riêng gần 7.000m2 của gia đình ông Lê Ngọc Sơn (ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), bảo đảm 1 tháng tưới nước trong mùa hạn mặn.

Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 21-31/3, ngày 20/3, Trưởng phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết xâm nhập mặn ở khu vực trên tăng dần đến giữa tuần sau đó giảm dần.

Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023. Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này có khả năng như sau:

Phạm vi xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 70-90km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 50-57km; sông Hàm Luông là 50-60km; sông Cổ Chiên là 40-50km; sông Hậu là 40-47km; sông Cái Lớn là 40-45km.

Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.

Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3/2024 (24-28/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2024 (từ 24-28/3, từ 8-13/4, từ 22-28/4).

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.

Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cấp 2.

Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.

Tiền Giang đóng các cống ngăn mặn để bảo vệ vùng trồng cây ăn quả đặc sản.

Trước tình hình trên, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất.

Người dân nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao, chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, đồng thời có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới nước người dân cần kiểm tra nồng độ mặn.

Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần phải lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu.

Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Thông qua hệ thống lọc xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý.

Đặc biệt, nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp.

Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn./.

Nguồn Vietnamplus
Link bài gốc

https://www.vietnamplus.vn/xam-nhap-man-o-dbscl-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-vat-nuoi-phu-hop-post935583.vnp

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Loạt dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ ở Hà Nội

Dù đã có quyết định chủ trương đầu tư, đa số là đất sạch nhưng hàng loạt dự án nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP Hà Nội vẫn “bất động”, chỉ là khu đất trống, trong khi nhu cầu nhà ở giá rẻ của người dân ngày càng bức thiết.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com