Thúc đẩy nguồn cung bất động sản

20/02/2020 10:15

MTNN (HNM) - Nhu cầu nhà ở, tính thanh khoản của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn ở mức cao. Song, trước các vướng mắc về chính sách, việc rà soát pháp lý các dự án bất động sản, nguồn cung được dự báo tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu thực tế nếu không có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

(HNM) - Nhu cầu nhà ở, tính thanh khoản của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn ở mức cao. Song, trước các vướng mắc về chính sách, việc rà soát pháp lý các dự án bất động sản, nguồn cung được dự báo tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu thực tế nếu không có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Khan hiếm nguồn cung đang là nguyên nhân chính làm tăng giá căn hộ chung cư.

Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc NoVa (Tập đoàn Novaland) đã có đơn gửi Bộ Xây dựng xin tiếp tục được thực hiện Dự án khu dân cư Bình Khánh (diện tích 30,224ha tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh) do đơn vị làm chủ đầu tư. Nguyên nhân là do quá trình rà soát pháp lý kéo dài khiến dự án bị đình trệ trong khi doanh nghiệp đã đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng vào dự án này. Việc dự án tạm dừng kéo dài khiến doanh nghiệp phải đối mặt với khoản nợ xấu 50.000 tỷ đồng, 250.000 người đòi trả nhà, lấy lại tiền...

Không riêng Novaland, nhiều doanh nghiệp bất động sản trong thời gian qua cũng gặp khó. Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP.Invest) chia sẻ: Doanh nghiệp bất động sản hiện bị chi phối bởi 10 bộ luật và thủ tục hành chính, song nhiều luật chồng chéo, thiếu đồng bộ. Bản thân GP.Invest rất vất vả khi phải trải qua những thủ tục pháp lý về đất đai và trong thời gian dài vẫn không hoàn thành... 

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết: Thời điểm này có thể thấy những tác động lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tính pháp lý của các dự án. Từ 2 năm nay, nhiều dự án đang triển khai đã phải tạm dừng để thanh tra, rà soát. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng rà soát kỹ lưỡng hơn trong việc phê duyệt dự án đầu tư, cấp phép xây dựng mới... Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm.

Theo số liệu của VARS, lượng cung bất động sản nhà ở năm 2019 đạt 107.284 sản phẩm, bằng 61,5% so với năm 2018. Trong đó, tại Hà Nội, năm 2019 có 58 dự án với 26.809 sản phẩm đủ điều kiện bán hàng, giảm 3.019 sản phẩm so với năm 2018. Tại thành phố Hồ Chí Minh, có 47 dự án được phê duyệt có sản phẩm đủ điều kiện bán hàng trong năm 2019. Trong đó phân khúc chung cư, lượng cung chỉ đạt hơn 25.000 căn, giảm tới 44% so với năm 2018.

Trong bối cảnh lực cầu vẫn tăng mạnh tại đô thị, khan hiếm nguồn cung đang là nguyên nhân chính làm tăng giá căn hộ chung cư. Cụ thể, tại Hà Nội, sau quãng thời gian dài giá bán căn hộ tương đối ổn định, thì cuối năm 2019, giá bán căn hộ trung và cao cấp tăng 3-5%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, căn hộ giá thấp không còn kể từ quý II-2019; giá căn hộ trung cấp tăng 3-5% qua các quý.   

Để thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc, tiếp tục cải cách thể chế, hoàn thiện cơ chế pháp lý. Đặc biệt là xử lý dứt điểm các dự án trái phép, sớm có kết luận đối với các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra để tiếp tục được triển khai; hỗ trợ cấp phép cho những dự án đủ điều kiện phát triển...

Ngày 18-2-2020, VNREA đã tổ chức hội nghị “Trao đổi khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư về chính sách của Nhà nước với thị trường bất động sản Việt Nam; kiến nghị tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định, bền vững”. Theo Chủ tịch VNREA Nguyễn Trần Nam, thời gian qua, tác động từ việc siết tín dụng vào bất động sản, siết chặt thủ tục hành chính từ khâu lập đến khi hoàn thiện dự án đã khiến thị trường bất động sản có dấu hiệu trì trệ. Vì vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng khảo sát, gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ vướng mắc. 

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết: “Các khó khăn, vướng mắc về luật đang được các bộ, ban, ngành tháo gỡ, trọng tâm là sửa đổi Luật Đất đai. Bộ Xây dựng lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, tổng hợp để kiến nghị các giải pháp với Thủ tướng Chính phủ”.

Thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, dự kiến đầu tháng 3-2020, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh”. Hy vọng rằng, với sự vào cuộc chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của cấp có thẩm quyền, các vướng mắc sẽ được tháo gỡ, giúp thúc đẩy nguồn cung bất động sản ổn định.

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TP.HCM nỗ lực ‘giải cứu’ thị trường bất động sản

Trước việc thị trường bất động sản bị ách tắc, “đứng hình”, nhiều doanh nghiệp gặp khó, TP.HCM đã lên phương án tháo gỡ để thúc thị trường phát triển. Hàng tuần, tổ công tác về đầu tư của TP.HCM sẽ họp để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com