Tạo lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường sắt đô thị Thủ đô

24/02/2025 11:36

MTNN Cùng với Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TPHCM vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô cũng cho phép Hà Nội đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường sắt đô thị.

Đường sắt đô thị tại Hà Nội đang từng bước thể hiện tính ưu việt trong giao thông công cộng. Ảnh: VGP/Diệu Anh

Năm 2065, Hà Nội sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị có 10 tuyến với hơn 410 km. Thành phố đang điều chỉnh Quy hoạch chung, bổ sung 5 tuyến đường sắt dài 200 km. Như vậy đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065, Hà Nội sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617 km.

10 tuyến đường sắt đô thị theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô gồm: Tuyến số 1 đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên dài hơn 38 km; tuyến số 2 Nam Thăng Long (kéo dài đi Sóc Sơn) dài hơn 47 km; tuyến số 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông, kéo dài Xuân Mai dài 33 km; tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội kéo dài đến Sơn Tây 57 km; tuyến số 4 Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà dài 54 km; tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc dài 38 km; tuyến số 6 Nội Bài - Ngọc Hồi dài 43 km; tuyến số 7 Hà Đông - Mê Linh dài 28 km; tuyến số 8, đoạn Sơn Động - Mai Dịch kéo dài đến Dương Xá dài 39 km; tuyến số 9 Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai dài 32 km.

5 tuyến bổ sung theo điều chỉnh Quy hoạch chung gồm: Tuyến 1A Ngọc Hồi - sân bay thứ hai phía Nam dài 29 km; tuyến số 9 Mê Linh - Cổ Loa - Dương Xá dài 48 km; tuyến số 10 Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa dài 12 km; tuyến số 11 vành đai 2 - trục phía Nam - sân bay thứ hai phía Nam dài 42 km và tuyến số 12 Xuân Mai - Phú Xuyên dài 45 km.

Hiện nay, đường sắt đô thị tại Hà Nội đang từng bước thể hiện tính ưu việt trong giao thông công cộng. Điển hình, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông mỗi ngày có hơn 35 ngàn hành khách sử dụng phương tiện đường sắt đô thị này để di chuyển.

Ngoài tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội với chiều dài 8,5km đã thu hút lượng lớn người dân sau khi vận hành. Năng lực vận chuyển của tuyến Nhổn - ga Hà Nội đạt 23.900 hành khách/giờ/hướng, với thời gian vận hành từ 5h30-22h như kế hoạch thì mỗi ngày có thể vận chuyển tối đa hơn 500.000 người.

Ban Quản lý đường sắt Hà Nội (MRB) cho biết, theo dõi quá trình vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông và Nhổn-Ga Hà Nội cho thấy, người dân đánh giá rất cao và hài lòng về loại hình vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị.

Riêng trong năm 2025, thành phố Hà Nội đang đặt quyết tâm khởi công 2 tuyến đường sắt đô thị. Tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo dài 11,5km, gồm 8,9km đi ngầm và 2,6km đi trên cao, với tổng cộng 7 ga ngầm và 3 ga trên cao. Phương tiện vận tải gồm 10 đoàn tàu 4 toa, đường sắt đôi khổ 1.435mm và 1 depot tại Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm.

Theo kế hoạch, dự án có tổng mức đầu tư 35.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với dự kiến ban đầu. Dự án được phê duyệt từ năm 2009 và dự kiến hoàn thành vào năm 2031. Sau khi được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, Dự án sẽ triển khai huy động lại tư vấn chung thực hiện điều chỉnh dự án để UBND Thành phố phê duyệt và triển khai thi công Dự án từ năm 2025…Tuyến metro số 2 khi hoàn thành sẽ tạo thành trục xương sống quan trọng, kết nối khu vực nội đô, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và đô thị phía Bắc của Hà Nội.

Tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc) là dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương và Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư. Metro số 5 thiết kế theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1.435 mm, dài hơn 38km, trong đó 6,5km đi ngầm, 2km đi trên cao và gần 30km đi trên mặt đất. Công trình có tổng mức đầu tư 65.404 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách thành phố Hà Nội. Metro Văn Cao - Hòa Lạc đi qua các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Một phần tuyến chạy dọc theo khu vực trung tâm tập trung dân cư cao, đoạn tuyến còn lại đi qua các khu đô thị đang phát triển, đặc biệt là đô thị vệ tinh Hòa Lạc…

Tuyến số 5 hình thành sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 4, 6, 7, 8, cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm Thành phố.

Nhiều cơ chế đặc thù, đột phá

Có thể thấy, theo quy hoạch đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065, Hà Nội sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617 km. Đây là một thách thức rất lớn xuất phát từ thực tế triển khai đầu tư xây dựng đường sắt đô thị ở Thủ đô trong thời gian qua.

Tuy vậy, Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đã tạo ra nhiều cơ chế đặc thù, đột phá cho phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội.

Luật Thủ đô 2024 dành riêng Điều 31 để quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), bao gồm các nội dung như quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và khu vực TOD, đầu tư phát triển đường sắt đô thị và các cơ chế thu phí giá trị thặng dư từ đất trong khu vực TOD.

Đáng chú ý, Luật Thủ đô 2024 cho phép UBND thành phố Hà Nội có quyền quyết định các cơ chế, công cụ về quy hoạch và đầu tư mà không cần phải thông qua nhiều cấp, giúp rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động trong việc triển khai các dự án.

Trong luật có một số đột phá lớn như cho phép Thủ đô được quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.

Các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải đề cập trong Luật Thủ đô 2024 thực sự là những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai của ngành giao thông vận tải nói chung và các dự án đường sắt đô thị nói riêng, cũng như khắc phục các tồn tại của Luật Thủ đô trước đây.

Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực cũng tạo tiền đề thuận lợi cho việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm về cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM tại kỳ họp mới đây. Nghị quyết đã thông qua các nhóm chính sách đặc thù, trong đó có vấn đề; Huy động nguồn vốn; Trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; Phát triển đô thị theo mô hình TOD; Phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải….

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm, tháo gỡ các rào cản về thủ tục, vốn và cơ chế sẽ tạo ra cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đường sắt đô thị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Đây có thể được xem là bước đi quan trọng trong việc tháo gỡ các vướng mắc kéo dài suốt nhiều năm qua trong các dự án đường sắt đô thị.

Diệu Anh

Nguồn thanglong.chinhphu.vn
Link bài gốc

https://thanglong.chinhphu.vn/tao-luc-day-nhanh-tien-do-xay-dung-duong-sat-do-thi-thu-do-103250224110750612.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sân bay Gia Bình sẽ có khu VIP đón máy bay chuyên cơ

Riêng với nhà ga hành khách, sân bay Gia Bình được quy hoạch gồm nhà ga phục vụ chuyên cơ - Nhà ga VIP tại phía Nam khu sân đỗ máy bay chuyên cơ, có diện tích khu đất khoảng 3,2 ha. Nhà ga hành khách được quy hoạch nhà ga khai thác hàng không dân dụng kết hợp khai thác hàng không chung phía Tây Nam nhà ga VIP với công suất khoảng 1 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2021-2030.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com