Quảng Ninh (Quảng Bình): Người dân xã Trường Xuân kêu cứu vì các mỏ đá hoạt động gây ô nhiễm môi trường

20/07/2020 08:56

MTNN

Moitruong.net.vn

– Bụi bặm bủa vây, tiếng ồn và những rung chấn của những đợt nổ mìn làm rung chuyển nhà luôn là nỗi khổ cực của người dân xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đang phải sống chung hằng ngày. Cùng với đó, các xe có tải trọng tải lớn ra vào “ăn đá” đã cày nát con đường dân sinh, khiến cuộc sống của người dân đã khổ cực nay còn khổ cực thêm. Quá bức xúc người dân địa phương đã nhiều lần làm đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng, nhưng không được xử lý triệt để.

Xem VIDEO: Người dân xã Trường Xuân kêu cứu vì các mỏ đá hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Người dân sống chung với bụi, nỗi khổ có “ai” hiểu thấu?

Thời gian qua, Tòa soạn Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn liên tục nhận được phản ánh của người dân tại xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) về việc các mỏ đá của Công ty Hòa Phát, Công ty Thục Linh, Công ty Thế Thịnh, Xí nghiệp Bình Lợi hoạt động trên địa bàn thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, trong quá trình khai thác đá nổ mìn làm rung nhà, nứt nhà dân. Các xe trọng tải lớn đi lại khiến con đường dân sinh vị cày nát, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người dân.

Các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng trên địa bàn xã Trường Xuân hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân

Sau khi nhận được ý kiến phản ánh, PV Moitruong.net.vn đã về đây để ghi nhận thực tế và lắng nghe những bức xúc của người dân.

Có đến đây mới thấy được nỗi khổ của người dân phải gánh chịu hằng ngày. Các mỏ đá hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, bụi phát tán từ hoạt động khai thác đá, xay nghiền đá khiến bụi mịt trời. Đặc biệt, trong thời gian này, đang là gió Nam nên đã thổi tất cả bụi vào trong thôn xóm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các cây cối bên đường bị phủ trắng bằng một lớp bụi dày, không còn nhìn thấy màu xanh. Nhà cửa của người dân thì nhà nào, nhà nấy đều đóng cửa im ỉm để tránh bụi.

Ngay phía chân núi của các mỏ đá là hệ thống xay nghiền đá làm việc liên tục, do không có biện pháp xử lý dập bụi nên tất cả bụi trong quá trình xay nghiền đá được phát tán ra ngoài môi trường, bao trùm một khu vực rộng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân. Những tiếng máy móc, xe cộ, máy nghiền đá hoạt động gây tiếng ồn đinh tai nhức óc, xe tải chở đá ra vào mỏ liên tục khiến bụi ngày một nhiều hơn.

Trong quá trình xay nghiền đá, các công ty không có biện pháp xử lý môi trường nên mỗi khi hoạt động là bụi bay mù mịt, phủ kín một vùng. Đặc biệt là mỏ đá Hoà Phát và Thế Thịnh

Theo tìm hiểu của PV Moitruong.net.vn, trên địa bàn xã Trường Xuân hiện có 4 mỏ đá được cấp phép hoạt động gồm: Công ty Hòa Phát, Công ty Thục Linh có địa chỉ tại bản Khe Ngang; Công ty Thế Thịnh có 2 mỏ đối diện nhau tại thôn Rào Trù; Xí nghiệp Bình Lợi tại thôn Rào Đá.

Tất cả các mỏ đá tại xã Trường Xuân đều không đầu tư trang bị hệ thống phun sương dập bụi nên đứng bất cứ đâu cũng dễ dàng nhìn thấy bụi bay mù trời

Theo người dân địa phương, hoạt động nổ mìn từ các mỏ đá ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ dân xung quanh. Ghi nhận thực tế tại mỏ đá của Công ty Hòa Phát, tính từ mỏ đến nhà hộ dân gần nhất là dưới 300m. Mỗi lần mìn nổ là bụi bay mù trời, như cơn mưa rào giữa núi rừng. Bụi phát tán khắp bản làng. Những lúc này, người dân phải đóng kín cửa, con em không cho ra ngoài vì nguy hiểm. Điều khiến người dân lo lắng đó là, mỗi khi mỏ đá Hoà Phát nổ mìn là tạo rung chấn lớn, đã làm nhiều dần dân bị nứt nhà. Điển hình là nhà chị Hồ Thị Hóa bị nứt, kéo dài một trục từ chân móng lên đến trần nhà.

Trong quá trình nổ mìn khai thác đá đã làm nứt nhà dân

Chia sẻ với PV Moitruong.net.vn, anh Hồ Sửu, người dân ở bản Khe Ngang, nơi mỏ đá Hòa Phát đang hoạt động bức xúc cho biết: “Mỗi lần công ty nổ mìn thì nhà bị rung lắc, vỡ nứt hết những ô kính chắn gió; bụi mỗi lần nổ mìn trắng xóa hết cả làng, bụi mù mịt, máy xay đá thì chưa có hệ thống tưới nước khiến bụi phát tán khắp bản làng; các xe đầu kéo chạy liên tục khiến đường hư hỏng, có tưới nước rồi vẫn không giảm thiểu được bụi. Nhà tôi phải luôn đóng kín cửa để phòng tránh bụi”.

Cùng nỗi bức xúc, bà Trần Thị Huệ, người dân bản Khe Ngang, sống gần mỏ đá Thục Linh chia sẻ : “Từ khoảng năm 2010, các mỏ đá hoạt động ít gây ô nhiễm, nhưng khoảng 3 năm trở lại đây thì quá ô nhiễm. Bụi mù mịt từ các xe tải trọng lớn chở đá, rồi từ những cỗ máy xay đá, và từ hoạt động nổ mìn. Mỗi lần nổ mìn thì như động đất, rung cả nhà, cửa phòng bằng nhôm kính đóng kín khóa cửa nhưng khi nổ mìn là bung hết cả”.

Để tránh bụi người dân đã phải bỏ tiền ra mua lưới quây kín nhà

Tuyến đường liên xã Nam Long – Trường Xuân, đoạn qua mỏ đá Thục Linh thuộc bản Khe Ngang, ngay biển công ty Thục Linh, đá rơi vãi khắp nơi. Đây là hệ quả của việc những xe trải trọng lớn chở đá vun thùng, che chắn sơ xài, chở đá ra khỏi công ty, đánh lái góc cua làm đá rơi vãi khắp nền đường.

Đá rơi vãi tràn lan xuống đường gây nguy hiểm cho người dân khi tham gia giao thông

Tại thôn Rào Trù, nơi có 2 mỏ đá của Công ty Thế Thịnh, anh Nguyễn Đức Cảnh, người đân ở đây bức xúc chia sẻ : “Công ty Thế Thịnh hoạt động xay đá cả ngày lẫn đêm, mỗi lần xay đá phát tán bụi mù mịt. Nhà tôi phải làm lớp kính chắn bụi ở ngoài sân những vẫn không ngăn nổi bụi. Nhà quét dọn thường xuyên, nhưng được một lúc là bụi bám đầy. Hơn thế nữa là nổ mìn từ công ty làm nhà tôi bị nứt một số chổ”.

“Hung thần” cày nát tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã

Các xe chở đá trọng tải lớn ra vào liên tục tại các mỏ, chạy với tốc độ cao. Đặc biệt, các xe này đã cơi nới vun thùng nên đi qua những ổ gà, ổ voi làm rơi vãi một lượng lớn đá xuống lòng đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ghi nhận thực tế của PV Moitruong.net.vn, tại con dốc Rào Trù, xe trọng tải lớn có dán dòng chữ Tập Đoàn Trường Thịnh ỳ ạch tiến lên dốc, xe đi đến đâu bụi mịt trời đến đấy. Khung cảnh lúc này chỉ nhìn thấy một màu trắng xóa, tưởng chừng cơn lốc xoáy đang hiện hữu. Người dân đi xe máy phải dừng lại không dám đi vì không nhìn thấy đường, đợi khi nào hết bụi mới tiếp tục lưu thông. Đoạn dốc Rào Trù chằng chịt ổ voi ổ gà, đường xuống cấp trầm trọng, mặt đường bê tông vỡ vụn, lởm chởm. Các phương tiện qua đây phải giảm tốc độ nếu không là xảy ra tai nạn.

Do con đường bị xuống cấp và không được tưới nước dập bụi, nên mỗi khi xe lưu thông là cuốn theo bụi mù mịt ra môi trường

Con đường từ bản Khe Ngang ra đến dốc Rào Trù không được tuới nước theo đúng quy định nên bụi vẫn bay mù mịt. Các xe ra vào chở đá chủ yếu là xe có tải trọng lớn phóng nhanh, vượt ẩu là nỗi ám ảnh của người dân địa phương.

Tại thời điểm PV tác nghiệp, những chiếc xe chở được cơi nới thùng thành, có dấu hiệu quá khổ, quá tải. Các xe chạy hướng tuyến đường liên xã Trường Xuân – Nam Long (đoạn đi qua bản Khe Ngang, thôn Rào Trù, thôn Quyết Thắng) rồi đi tiếp đoạn đường liên xã Trường Xuân – An Ninh (đoạn qua thôn Quyết Thắng, thôn Rào Đá) hướng qua xã An Ninh rồi ra đến đường mòn Hồ Chí Minh. Lạ thay, từng đoàn xe chạy rầm rộ, tấp nập như vậy mà không hề thấy bóng dáng của Thanh tra giao thông, CSGT huyện Quảng Ninh cũng như Phòng CSGT.

Con đường được cắm biển hạn chế tải trọng, chỉ cho phép xe có tải trọng 7 tấn lưu thông nhưng thực tế chủ yếu là các xe có tải trọng từ 15 tấn trở lên hoạt động, nên con đường đã bị xuống cấp nghiê trọng

Tuyến đường liên xã do hằng ngày phải cõng hàng trăm chuyến xe ra vào chở đá nên đã bị hư hỏng nặng nề. Tuy trước đây con đường này được làm bằng bê tông nhưng nay đã bị các xe quá tải băm nát, cày xới xuống cấp nghiêm trọng. Các xe chở đá được che chắn sơ sài, chở vun thùng, chạy với tốc độ cao đã làm rơi vãi đá khắp tuyến đường. Sự việc này xảy ra thường xuyên, không chỉ tại các tuyến đường liên thôn, liên xã, mà ngay trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp xử lý theo kiểu đối phó

Trao đổi với PV Moitruong.net.vn, ông Phạm Văn Quang – Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết : “Xã đã đề nghị các đơn vị ký cam kết. Yêu cầu giảm lượng mìn, rác thải đổ theo đúng quy định, phải có trách nhiệm hạn chế bụi trong quá trình khai thác và vận chuyển. Đồng thời yêu cầu các xe chở đá giảm tốc độ qua các điểm đông dân cư, tưới nước khắc phục bụi. Yêu cầu là vậy nhưng các đơn vị chỉ thực hiện được một số điểm. Vừa qua thì người dân có gửi đơn kiến nghị lên tỉnh, sau đó sở Tài nguyên và môi trường có mời xã tham dự cuộc họp và có kết luận bằng văn bản. Theo tôi thì mỏ đá của Hòa Phát nên có biện pháp di dời dân để người dân an tâm sinh sống, vì khoảng cách từ nhà người dân đến mỏ đá Hòa Phát là dưới 300m, quá gần dân, nên không thể tránh khỏi bụi và ô nhiễm môi trường được”.

Ông Phạm Văn Quang – Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết: “Xã đã đề nghị các đơn vị ký cam kết. Yêu cầu giảm lượng mìn, rác thải đổ theo đúng quy định, phải có trách nhiệm hạn chế bụi trong quá trình khai thác và vận chuyển”

Theo kết luận số 1105/STNMT-TTr của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình ngày 10/06/2020 về việc Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý theo phản ánh của công dân. Công ty TNHH vận tải và thương mại Hòa Phát chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường và khai thác khoáng sản, bảo đảm lượng nổ mìn theo đúng lượng thuốc nổ của giấy phép, tăng cường tưới phun sương, tưới ẩm đường công vụ, đường vận chuyển như đã cam kết với UBND xã. Hạn chế đến mức thấp nhất bụi phát sinh trong quá trình khai thác, vận chuyển sản phẩm, thực hiện vận chuyển đúng tải trọng, phủ bạt, gia cố thùng phương tiện vận chuyển để không làm đá rơi và bụi phát sinh từ sản phẩm vận chuyển ra môi trường, tu sữa thường xuyên mặt đường đoạn từ UBND xã đến các mỏ đá theo phân chi đã cam kết với UBND xã.

Văn bản báo cáo của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình về giải quyết kiến nghị của người dân liên quan đến mỏ đá Hoà Phát hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Yêu cầu là vậy, nhưng thực tế mỏ đá Hòa Phát lại không hề thực hiện theo đúng như yêu cầu của Sở Tài nguyên môi trường trong văn bản kết luận. Cụ thể, theo ghi nhận của PV Moitruong.net.vn thì việc xay đá, chế biến đá không hề phun sương để tránh phát tán bụi, sử dụng những xe tải trọng lớn để vận chuyển đá đi tiêu thụ, không có phương án bảo vệ môi trường, công nhân khai thác đá và chế biến đá không có bảo hộ lao động. Bụi phát tán ra môi trường mỗi lúc nhiều hơn.

Không biết các cơ quan chức năng và chính quền có hiểu được nỗi khổ của người dân khi phải sống chung với lũ?. Liệu các cơ quan chức năng có ưu ái cho các đơn vị khai thác đá trên địa bàn xã Trường Xuân? khi mà các mỏ đá hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài nhưng không có biện pháp xử lý triệt để. Có hay không việc lực lượng chức năng bật đèn xanh cho các hung thần cày xới đường liên thôn, liên xã?.

Trách nhiện của UBND huyện Quảng Ninh cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình đến đâu trong vấn đề này? Tòa soạn Môi trường và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc !

Minh Tâm

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tín dụng bất động sản: Hướng dòng tiền vào nhu cầu thực

(HNM) - Tín dụng bất động sản vốn được đánh giá là nhiều rủi ro, dễ khiến hệ thống ngân hàng rơi vào nợ xấu, nhất là sau những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là ngân hàng hạn chế cho vay với lĩnh vực bất động sản, mà sẽ lựa chọn dự án hiệu quả, hướng dòng tiền vào nhu cầu thực của thị trường.

Bất động sản Phan Thiết tăng "nhiệt" cùng hạ tầng

Thông tin về tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã đạt gần 80% công tác giải phóng mặt bằng và dự kiến chính thức khởi công trong quý III-2020 tới đây đang trở thành lực đẩy “bơm máu” cho thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng Phan Thiết (Bình Thuận) tăng "nhiệt" trở lại, chứng minh danh hiệu thủ phủ du lịch phía Nam là “vàng thật, giá thật”.

Bộ Xây dựng ''đốc'' kiểm soát trật tự xây dựng chung cư mini

(HNMO) - Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, tại các khu vực đô thị ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, các hộ gia đình, cá nhân tự ý thực hiện việc xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ theo kiểu nhiều tầng, nhiều căn hộ ở, không tuân thủ các quy định của pháp luật: Xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, chia nhỏ căn hộ, tự ý nâng tầng... rồi tự do mua bán, chuyển nhượng.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com