Nhà tái định cư ở Hà Nội: Xuống cấp, nhếch nhác, ô nhiễm đến bao giờ?

14/05/2019 17:42

MTNN Hà Nội hiện có gần 170 tòa nhà tái định cư với khoảng 14.000 căn hộ đã hoàn thành. Việc quản lý, sử dụng, vận hành nhà tái định cư đang tồn tại nhiều bất cập. Đó là tình trạng sụt lún, hư hỏng kéo dài, hệ thống phòng cháy, chữa cháy tê liệt, nhiều căn hộ, diện tích tầng 1 bị sang nhượng, sử dụng trái quy định...

Nhà tái định cư ở Hà Nội: Xuống cấp, nhếch nhác, ô nhiễm đến bao giờ?

Hà Nội hiện có gần 170 tòa nhà tái định cư với khoảng 14.000 căn hộ đã hoàn thành. Việc quản lý, sử dụng, vận hành nhà tái định cư đang tồn tại nhiều bất cập. Đó là tình trạng sụt lún, hư hỏng kéo dài, hệ thống phòng cháy, chữa cháy tê liệt, nhiều căn hộ, diện tích tầng 1 bị sang nhượng, sử dụng trái quy định...

Sụt lún, hệ thống PCCC có cũng như không

Theo ghi nhận của PV tại một số khu tái định cư như Nam Trung Yên, Trung Hòa - Nhân Chính, Đồng Tàu, Đền Lừ, Long Biên, Việt Hưng, Láng Thượng, Chùa Láng, khu tái định cư TP giao lưu (quận Bắc Từ Liêm)... đều xuất hiện tình trạng sụt lún, hệ thống PCCC gần như tê liệt, chất thải xả thẳng ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nghiêm trọng, hàng quán bán đồ ăn lấn chiếm toàn bộ khu vực tầng 1...

Các chuyên gia xây dựng cho rằng, các chung cư tái định cư của Hà Nội rất khó chấp nhận về chất lượng công trình xây dựng và quản lý đô thị. Bởi lẽ các từ tòa nhà tái định cư mới được đưa vào sử dụng khoảng từ 5 - 8 năm nhưng đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Các hạng mục như hệ thống cấp, thoát nước, trần nhà, tường thấm dột, khu vệ sinh ứ tắc, gạch lát bong tróc,... đều xuống cấp, dân kiến nghị sửa chữa nhưng không được cơ quan, ban ngành nào quan tâm xử lý. Nhiều khu tái định cư người dân phải chịu đựng cả chục năm trời.

Anh Thành Lộc - người dân tại chung cư tái định cư Láng Thượng cho biết, từ ngày đầu tiên bàn giao nhà cho đến nay, dân chưa thấy Ban quản lý tòa nhà tập huấn hay diễn tập công tác PCCC. “Cả tòa nhà chỉ thấy có một bình cứu hỏa đặt ở phòng bảo vệ” - anh Lộc cho hay.

Nhiều khu vực nhà tái định cư khác mà chúng tôi khảo sát như Đền Lừ, Đồng Tàu, Xa La, Nam Trung Yên, Thanh Xuân... cũng trong tình trạng tương tự. Hệ thống báo cháy đều hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Tất cả 10 tòa nhà ở đây đều bị sụt lún, tạo nên những hố nguy hiểm gây bất an cho dân cư sống trong tòa nhà.


“Sống chung” với xuống cấp, ô nhiễm

Trước thực trạng trên, đại diện Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (đơn vị được giao quản lý, vận hành nhà tái định cư) cho rằng, do bất cập về chính sách đến thực tế. Hơn nữa, nhiều hạng mục không nằm trong danh sách được hỗ trợ, sửa chữa theo Nghị định 99 của Chính phủ.

“Theo Nghị định 99 của Chính phủ hướng dẫn Luật Nhà ở, 6 hạng mục được bảo trì là thang máy, máy bơm nước sinh hoạt, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát điện, hệ thống chống sét, mặt ngoài tòa nhà. Cty chỉ có trách nhiệm tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các hộ dân kèm theo dự toán để báo cáo Sở Xây dựng xem xét quyết định. Nhiều hạng mục cần sửa chữa vượt quá thẩm quyền của Cty” - vị này thông tin.

Trước tình trạng còn gần 1.000 căn hộ tái định cư bị bỏ trống, một số chuyên gia về xây dựng cho biết, để giải quyết triệt để những tồn tại, bất cập trong đầu tư xây dựng, quản lý quỹ nhà tái định cư, bên cạnh việc xử lý những vấn đề liên quan chất lượng xây dựng, kinh phí duy tu, bảo dưỡng... việc xây dựng nhà tái định cư phải gắn với các công trình dịch vụ công cộng, khuyến khích người dân nhận đền bù bằng tiền để tự lựa chọn ngôi nhà mình ở. Đặc biệt nhà tái định cư cũng nên coi là sản phẩm hàng hoá phải được đưa ra thị trường mới đánh giá được đúng chất lượng và nên thực hiện theo phương thức xã hội hoá, nếu không các khu tái định cư sẽ không khác gì các khu tập thể cũ đã đưa vào sử dụng từ 50 - 60 năm trước.

(Lao động)

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sau sân golf, KN Cam Ranh muốn làm cả casino tại Khánh Hòa

Ông Lê Văn Kiểm là một trong những doanh nhân khá nổi tiếng, được biết đến là ông chủ của Sân gofl Long Thành... Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Báo cáo thẩm định hồ sơ bổ sung mục tiêu kinh doanh casino của Công ty TNHH KN Cam Ranh.

’Đất vàng’ quanh các dự án metro

Tuyến metro số 1 đã thi công hơn 63%, theo kế hoạch sẽ đưa vào vận hành kỹ thuật năm 2020. Tuy nhiên, quỹ đất xung quanh công trình này vẫn chưa được tận dụng, phát triển hiệu quả. Bất động sản xung quanh metro nếu được quy hoạch, khai thác bài bản thì ’đã tốt sẽ càng tốt hơn’.

Bà Rịa - Vũng Tàu lên phương án triển khai thực hiện cao tốc 25.000 tỷ đồng Biên Hòa – Vũng Tàu

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài theo quy hoạch khoảng 75km, với tổng mức đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng được phân chia thành 2 giai đoạn đầu tư xây dựng. Theo đó, giai đoạn 1, đoạn Biên Hòa-Phú Mỹ-Cái Mép dài 47km dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng; giai đoạn 2, đoạn Phú Mỹ - Vũng Tàu dài 28km, với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com