Nhà ở cho công nhân vướng quỹ đất, thủ tục

23/05/2019 18:09

MTNN Nhà ở cho công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đang là vấn đề bức thiết khi chỉ mới đáp ứng được gần 15% nhu cầu thực tế. Tại Hội thảo ’Nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất’ do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào sáng 21/5, ông Trần Công Khanh, Trưởng phòng Quản lý các khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, hiện nay TP.HCM có khoảng 280.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN), nhưng chỉ mới có 15.000 lao động trong số đó được đáp ứng nhu cầu nhà ở.

Nhà ở cho công nhân vướng quỹ đất, thủ tục

Nhà ở cho công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đang là vấn đề bức thiết khi chỉ mới đáp ứng được gần 15% nhu cầu thực tế.

Tại Hội thảo "Nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất" do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào sáng 21/5, ông Trần Công Khanh, Trưởng phòng Quản lý các khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, hiện nay TP.HCM có khoảng 280.000 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN), nhưng chỉ mới có 15.000 lao động trong số đó được đáp ứng nhu cầu nhà ở.

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở này, cần phải xây dựng khoảng 700 nghìn căn hộ. Nhu cầu về chỗ ở của công nhân trong các KCX-KCN rất lớn và hết sức cần thiết. Hiện phần lớn các công nhân đều thuê phòng trọ để giải quyết chỗ ở, nhưng các khu nhà trọ hầu hết đều chưa đảm bảo điều kiện sinh sống cơ bản. Trong khi đó, cũng mới chỉ có 12 nhà lưu trú cho công nhân được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau.

Ông Khanh cho rằng, một trong các vấn đề còn vướng mắc là quỹ đất đầu tư xây dựng nhà lưu trú. Với quy định hiện hành, quỹ đất xây dựng nhà lưu trú phải nằm ngoài ranh khu công nghiệp. Điều này đòi hỏi nhà quy hoạch phải có chiến lược xây dựng quỹ đất. Đồng thời, các sở, ban, ngành cũng cần có sự hỗ trợ về vốn, thủ tục cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà lưu trú. Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi như cho vay vốn kích cầu để nhà đầu tư có hứng thú với việc phát triển nhà ở giá rẻ cho công nhân.

Tại hội thảo, ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cũng chỉ ra những rào cản trong việc phát triển nhà giá rẻ cho công nhân. Theo ông, bên cạnh vấn đề quỹ đất, thủ tục hành chính phức tạp, nhiêu khê cũng là một rào cản lớn. Cụ thể, các thủ tục phát triển nhà công nhân không khác gì phát triển nhà ở thương mại bình thường, thậm chí còn phức tạp hơn vì có nhiều công đoạn đòi hỏi.

Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, thủ tục quá khó khăn trong khi rủi ro cao khiến các doanh nghiệp bất động sản không mặn mà xây dựng nhà ở cho công nhân nói riêng và nhà ở xã hội nói chung. Theo ông Đực, thủ tục làm nhà ở xã hội, nhà cho công nhân hiện vẫn giống với nhà thương mại, chưa kể một số điểm còn khắt khe hơn. Trong khi đó, lợi nhuận của phân khúc này lại thấp hơn rất nhiều, đẩy rủi ro quá lớn về phía doanh nghiệp. “Thủ tục làm nhà cho người nghèo còn khó hơn nhà cho người giàu. Làm nhà thương mại nhiều tiền thủ tục chạy phăng phăng, làm nhà cho người nghèo ít tiền, thủ tục rề rà”, ông Đực bức xúc.

Là chủ một doanh nghiệp đang triển khai nhà ở cho công nhân, ông Trần Đức Vinh, TGĐ Công ty BĐS Trần Anh chia sẻ, theo kế hoạch doanh nghiệp tính triển khai 10.000 căn nhà ở giá trẻ cho công nhân tại các KCN trên địa bàn Long An, tuy nhiên khi tiến hành thực tế, những vấn đề về thủ tục cấp phép xây dựng, tạo điều kiện từ chính quyền gặp nhiều khó khăn nên chỉ có thể phát triển 800 căn.

Ông Vinh cũng nêu một khó khăn khác là nguồn vốn hỗ trợ hạn chế. Do đó, ông đề xuất cần đơn giản hóa chính sách mua nhà ở xã hội, chỉ nên áp dụng một vài tiêu chí như cá nhân đang làm việc tại địa phương, có hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội và chưa có nhà ở. Hiện tại, theo quy định, cá nhân muốn mua nhà ở xã hội phải thuộc một trong 5 nhóm đối tượng khó khăn về nhà ở, thỏa mãn điều kiện về cư trú và điều kiện về thu nhập thấp. “Lợi nhuận với nhà ở xã hội đã cực kỳ thấp mà đối tượng để bán hàng còn khó khăn nữa thì rất khó cho doanh nghiệp đầu tư”, ông Vinh nói.

Phản hồi ý kiến của doanh nghiệp, ông Trần Quốc Đạt, Phó trưởng Phòng Phát triển nhà ở thuộc Sở Xây dựng TP.HCM, thừa nhận quỹ đất là một vấn đề khó với thành phố. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp đều phải  tự nỗ lực xoay sở quỹ đất. “Sắp tới, Sở Xây dựng sẽ đề xuất nhiều chính sách về thuế, lãi suất, tạo lập quỹ đất để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội”, ông Đạt khẳng định.

(Tuổi trẻ Online) 

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nhiều sai phạm đất đai ở Đà Nẵng được phanh phui

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất trong và sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2017, qua đó đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến một số doanh nghiệp. Trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước đã nêu rõ một số trường hợp đất công đã bị sử dụng sai mục đích, được chuyển đổi mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng trái quy định, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa hưởng chênh lệch giá trị rất lớn.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com