Chính phủ xin lùi thời gian sửa Luật Đất đai đến sau năm 2020

28/03/2019 11:43

MTNN Theo Chương trình xây dựng luật năm 2019 của Quốc hội, trong năm 2019 sẽ trình Quốc hội dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, nhưng mới đây Chính phủ đã xin lùi thời gian đến sau năm 2020. Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho hay, Chính phủ đề nghị điều chỉnh chương trình năm 2019 đối với 10 dự luật, dự thảo nghị quyết; trong đó, rút dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.

Chính phủ xin lùi thời gian sửa Luật Đất đai đến sau năm 2020

Theo Chương trình xây dựng luật năm 2019 của Quốc hội, trong năm 2019 sẽ trình Quốc hội dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, nhưng mới đây Chính phủ đã xin lùi thời gian đến sau năm 2020.

Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho hay, Chính phủ đề nghị điều chỉnh chương trình năm 2019 đối với 10 dự luật, dự thảo nghị quyết; trong đó, rút dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. 

Cụ thể, theo Chương trình xây dựng luật năm 2019 của Quốc hội, trong năm 2019 sẽ trình Quốc hội dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, nhưng mới đây Chính phủ đã xin lùi thời gian đến sau năm 2020. Mặc dù đồng tình với Chính phủ, song hầu hết các ý kiến tại phiên họp đều đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án luật để sớm sẵn sàng đưa vào chương trình.

Việc xin lùi thời gian sửa Luật rất đáng tiếc bởi trước đó, Quốc hội cũng phải rất khó khăn khi đồng ý sắp xếp sửa Luật Đất đai vào Chương trình xây dựng luật của năm 2019. Trong khi đó, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014, tính đến nay chưa được 5 năm, nên muốn được Quốc hội cho sửa không phải điều dễ dàng. 

Nhưng Chính phủ cho rằng việc sửa Luật Đất đai là điều cần thiết, vì vậy từ cuối năm 2017, đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu sửa đổi và đến tháng 6/2018, được Quốc hội đồng ý cho thực hiện vào năm 2019. Theo dự kiến, dự án luật sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 5/2019 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2019.

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, để tạo được động lực mới cho phát triển, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ xem xét đồng bộ nhiều vấn đề lớn nhằm giải quyết 3 mục tiêu cơ bản là: Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất; giải quyết hiệu quả vấn đề khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai; nâng cao hiệu quả sử dụng, phát huy nguồn lực tài chính từ đất đai cho phát triển. Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục được hoàn thiện, đổi mới chính sách đất đai để giải phóng các nguồn lực khác.

Tuy nhiên, khi càng bắt tay vào sửa thì càng thấy khó khăn, vướng mắc và Chính phủ muốn xin lùi thời gian để cho việc sửa đổi thật "chín muồi". Lý do được Chính phủ đưa ra là bởi đây là lĩnh vực quá nhạy cảm và phức tạp, chỉ một chút thiếu thận trọng cũng để lại hậu quả khó lường như về nội dung liên quan đến đất cơ sở tôn giáo; quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, kinh tế đất, tích tụ tập trung đất đai; người nước ngoài mua nhà ở gắn liền với đất ở; căn hộ khách sạn, căn hộ văn phòng, nhà ở khách sạn... Đặc biệt là vấn đề về giá đất vẫn là "bài toán" rất nan giải.


Theo như phân tích của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Luật Đất đai đã có những quy định tiến bộ, đó là đền bù đất theo giá thị trường, nhưng như thế nào là "giá thị trường" lại chưa được làm rõ, khiến việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện các quy định của Luật Đất đai hiện hành và định hướng sửa đổi luật. Trước đó, vào tháng 6/2018, Kết luận số 36 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI đã được Bộ Chính trị ban hành, trong đó cũng chưa đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung ngay Luật Đất đai mà giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo kịp thời việc sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.

Tính đến nay, Luật Đất đai đã qua 5 lần sửa đổi. Trong đó, luật đầu tiên được ban hành cách đây đã hơn 30 năm, có hiệu lực từ ngày 8/1/1988 với 6 chương, 57 điều. Sau đó Luật này được thay thế bởi Luật Đất đai 1993 ban hành ngày 14/7/1993 với 7 chương, 89 điều và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Đến năm 2003, Luật lại được sửa đổi, bổ sung với 7 chương, 146 điều. Năm 2013, Luật đất đai tiếp tục được sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 và đến nay lại phải sửa đổi tiếp.

(Vneconomy) 

P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Từ 25/3/2019, hệ số điều chỉnh giá đất tại Đồng Nai tăng lên gấp đôi

Kể từ ngày 25/3/2019, hệ số điều chỉnh giá đất tại Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi. Hệ số điều chỉnh giá đất theo quyết định 10/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai quy định về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh đều tăng cao. Theo đó, tại các phường thuộc TP. Biên Hòa, hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp đang ở mức 1,20 và 1,43 nay được điều chỉnh tăng lên thành 3,00. Tại xã Hóa An, Hiệp Hòa, An Hòa, Phước Tân, Tam Phước của TP. Biên Hòa, thị trấn Long Thành của huyện Long Thành, hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp cũng được điều chỉnh tăng lên mức 3,00.

Chỉ có một liên doanh nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Theo thông tin từ Ban QLDA Thăng Long, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ hiện đã thực hiện xong bước sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư cho dự án. Theo đó, trong 4 liên danh tham gia sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, chỉ có một liên danh nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời sơ tuyển là: Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 - CIENCO6 - Công ty CP Đầu tư xây dựng 194 - Công ty Thi Sơn - Công ty Bắc Nam - CONICO 703.

Doanh nghiệp đón ‘sóng’ bất động sản công nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng 2019 là thời điểm bất động sản công nghiệp phát triển với những lợi thế mới. Các doanh nghiệp lớn trong ngành như Kinh Bắc, Long Hậu, Nam Tân Uyên, IDICO… cũng được hưởng lợi. Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và logistics đang được đánh giá có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2018, công nghiệp chế biến chế tạo là ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất, đạt 16,58 tỷ USD, chiếm gần 47% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com