Chất lượng không khí kém do thay đổi thời tiết và biến đổi khí hậu

01/10/2019 17:15

MTNN

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, tại Hà Nội trong thời gian từ 12-29/9, chất lượng không khí liên tục có những ngày nồng độ các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (PM2.5) vượt ngưỡng cho phép của QCVN 05: 2013/BTNMT. Tuy nhiên các thông số khác (NO2, O3, CO, SO2) vẫn nằm trong giới hạn cho phép .

Theo số liệu từ 13 trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn thành phố (1 trạm của Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ, 11 trạm của TP Hà Nội và 01 trạm của Sứ quán Mỹ) đo được trong khoảng thời gian từ 12 - 29/9, nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng gia tăng trong thời gian từ 12-17/9, sau đó giảm từ 18-22/9 và tăng cao trở lại, duy trì liên tiếp trong các ngày từ 23-29/9. Trong các ngày 15-17/9 và 23-20/9 có đến trên 75% giá trị bui PM2.5 trung bình 24h của các trạm vượt QCVN. Đặc biệt trong các ngày từ 25-29/9 toàn bộ các trạm đều có giá trị PM2.5 trung bình 24h vượt QCVN.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Lê Phú)

Kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại các trạm trong các ngày từ 12-29/9 cho thấy chỉ có 5/18 ngày có AQI ở mức trung bình (ngày 12, 18, 19, 21 và 29/9), các ngày còn lại chỉ số AQI luôn ở mức kém (AQI>100).

AQI có xu hướng gia tăng và duy trì ở mức cao trong các ngày từ 23-29/9, nhiều trạm AQI ngày đã tăng cao gần tới mức xấu, đặc biệt trong ngày 29/9 còn ghi nhận giá trị AQI ngày của trạm Đại sứ quán Mỹ vượt mức xấu (AQI>200).

Các khoảng thời gian ghi nhận giá trị PM2.5 tăng và duy trì ở mức cao thường là đêm và sáng sớm. Đặc biệt trong buổi sáng các ngày liên tiếp từ 25-30/9 ghi nhận tại một số trạm AQI giờ đã vượt ngưỡng 200, ở mức xấu. Tuy nhiên, AQI ở mức xấu chỉ có tại một số vị trí và có tính thời điểm. Đó là các trạm Hoàn Kiếm, Thành Công, Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai, Sứ quán Mỹ và 556 Nguyễn Văn Cừ, tập trung vào khung giờ 0h-6h. Trong đó, từ 27-30/9 là những ngày có nhiều trạm và nhiều giờ AQI ở mức xấu nhất trong 2 tuần từ 12-30/9.

Tại TP Hồ Chí Minh, tháng 9 cũng là thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt làm giảm khả năng hòa trộn và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, cũng như làm xuất hiện tượng sương mù.

Theo báo cáo của Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh, hiện tượng sương mù quang hóa xảy ra trên địa bàn TP mang tính chu kỳ vào khoảng 6-7 ngày trong tháng 9, 10 hàng năm. Năm 2019, hiện tượng này đã xảy ra trong thời gian từ ngày 18-22/9.

Tổng hợp kết quả quan trắc của Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh và trạm quan trắc tự động của Lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh cho thấy, từ ngày 01-23/9 có sự gia tăng mạnh mẽ nồng độ bụi PM2.5 trong không khí, tuy nhiên nồng độ bụi PM2.5 phần lớn vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

Tổng cục Môi trường cũng cho biết, nguyên nhân xu hướng biến động của nồng độ bụi PM10 và PM2.5 tại các TP phía Bắc Việt Nam, trong đó có Hà Nội phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện và thời tiết khí hậu. Đặc biệt, nguyên nhân bụi PM2.5 tăng cao do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuyếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Vào thời gian sáng sớm là thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất nhiễm thấp, khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, những ngày này hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí.

Ngoài ra, theo dõi về lượng mưa trong tháng 9 các năm từ 2013-2019 cho thấy năm 2019 có lượng mưa thấp nhất, liên tiếp trong nhiều ngày từ 21-30/9, toàn bộ khu vực Hà Nội không mưa. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm bụi tăng đột biến trong không khí.

Tổng cục Môi trường cũng khuyến cáo, trong khoảng thời gian này và những ngày tiếp theo, với đặc điểm thời tiết giao mùa, ban ngày nắng, hanh khô, ban đêm nhiệt độ thấp hiện tượng nghịch nhiệt vẫn có thể tiếp diễn, nồng độ bụi PM2.5 vẫn có thể vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Do đó, người dân, đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài cần trang bị khẩu trang, đeo kính che mắt./.

Bích Liên
Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com