Vụ 2,61 ha rừng tự nhiên bị phá: Gần 4 tháng sau chính quyền và kiểm lâm mới biết

28/05/2024 11:43

MTNN Theo cáo báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tỉnh Thanh Hóa: Vào tháng 11/2023, đơn vị thi công dự án Trạm biến áp (TBA) 220kV Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn và đường dây đấu nối đã bắt đầu phá rừng tự nhiên. Tuy nhiên, đến ngày 24/3/2024, lực lượng kiểm lâm và chính quyền sở tại ở thị xã Nghi Sơn mới phát hiện và lập biên bản vụ việc.

Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa về kết quả kiểm tra việc phá rừng tự nhiên để thực hiện dự án xây dựng TBA 220kV KKT Nghi Sơn và đường dây đấu nối do Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia đã nêu rõ: Dự án thực hiện tại phường Hải Thượng (thị xã Nghi Sơn) với diện tích sử dụng đất vào khoảng 22,18 ha, trong đó, diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng là 14,94 ha (rừng tự nhiên 3,47 ha, rừng trồng 11,47 ha).

Đối với 11,47 ha rừng trồng, đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đúng quy định. Đối với 3,47 ha rừng tự nhiên, chỉ mới được Thủ tướng chấp thuận chủ trương chứ chưa có quyết định chính thức chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Khu vực 2,61 ha rừng tự nhiên bị phá để làm dự án TBA 220kV và đường dây đấu nối.

Trong đó, 3,47 ha rừng tự nhiên này, qua kiểm tra, đã xác định có 2,61 ha rừng bị phá trắng, hiện đã đổ bê tông tường chắn, san gạt mặt bằng để thi công các hạng mục xây dựng; với 0,86 ha rừng còn lại, hiện chưa bị tác động.

Giải trình về lý do tác động vào rừng tự nhiên khi chưa được chuyển đổi, phía đơn vị thi công dự án là Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT) cho rằng, phải làm trước một số hạng mục công trình thiết yếu để làm cơ sở thi công các hạng mục như: Đường vận chuyển để tập kết vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ thi công; tường chắn phân chia cao trình; hệ thống mương cáp; móng trụ đỡ thiết bị… nên đã chặt hạ vào rừng tự nhiên.

Việc phá 2,61ha rừng tự nhiên diễn ra vào tháng 11/2023, tuy nhiên, phải gần 4 tháng sau, lực lượng kiểm lâm và chính quyền cơ sở thị xã Nghi Sơn mới biết.

Lấy lý do này nên vào tháng 11/2023, Công ty AIT đã chặt hạ đến 2,61 ha rừng tự nhiên trong phạm vi dự án. Sau gần 4 tháng, đến ngày 24/3/2024, Hạt Kiểm lâm TX Nghi Sơn và UBND phường Hải Thượng mới kiểm tra, phát hiện và lập biên bản, yêu cầu đơn vị tạm dừng thi công.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Sở NNPTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh và đến ngày 15/5, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định xử phạt 325 triệu đồng đối với Công ty AIT vì phá 2,61 ha rừng tự nhiên. Về biện pháp khắc phục, Công ty AIT phải thanh toán hơn 953 triệu đồng là chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm.

Việc xử phạt doanh nghiệp chỉ đạo phá rừng đã được chính quyền tỉnh Thanh Hóa xử lý, tuy nhiên, trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm và chính quyền sở tại vẫn chưa được làm rõ.

Bên cạnh việc xử phạt đối với AIT, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cần làm rõ trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm cơ sở, cụ thể là Hạt kiểm lâm TX Nghi Sơn và UBND phường Hải Thượng vì thiếu kiểm tra, giám sát khi doanh nghiệp đã phá rừng từ tháng 11/2023 nhưng tới ngày 24/3/2024, mới kiểm tra và phát hiện 2,61 ha rừng tự nhiên đã bị phá trắng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Văn Vân,Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện lãnh đạo Chi cục đã giao cho Phòng Tổ chức thực hiện quy trình làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm, xem xét xử lý theo quy định với từng cá nhân có liên quan đến vụ phá 2,61 ha rừng tự nhiên.

Việc xử lý các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ phá 2,61ha rừng tự nhiên cần được xử lý nghiêm để tạo sự răn đe, tránh để xảy ra các vụ việc tương tự. 

Ông Nguyễn Trần Phương, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm TX Nghi Sơn thừa nhận, Hạt có trách nhiệm khi không kịp thời phát hiện doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên.

Đình Minh – Báo Đại Đoàn Kết

Theo Đại Đoàn Kết

Nguồn phapluatmoitruong.vn
Link bài gốc

https://phapluatmoitruong.vn/vu-261-ha-rung-tu-nhien-bi-pha-gan-4-thang-sau-chinh-quyen-va-kiem-lam-moi-biet/

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com