Tiêm filler có an toàn không, bao lâu mới tan hết?

13/06/2024 10:37

MTNN Tiêm filler là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay. Hiện tại Mỹ có hơn 3 triệu người tiêm filler mỗi năm. Vậy tiêm filler liệu có an toàn?

Tiêm filler là thủ thuật thẩm mỹ không phẫu thuật, được thực hiện bằng cách đưa chất làm đầy vào vùng da cần điều trị. Cách này này giúp xóa nếp nhăn, giảm các dấu hiệu lão hóa, cải thiện khuyết điểm trên khuôn mặt và mang lại vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn.

Tiêm filler có an toàn không?

Khi cơ thể càng lão hóa sẽ càng mất đi collagen – chất quan trọng tồn tại trên khắp cơ thể bao gồm da, cơ, xương và các mô liên kết. Lượng collagen trong da giảm khiến da mỏng hơn, nhão, mất độ đàn hồi và chảy xệ.

Khi đó, việc tiêm filler vào da sẽ giúp da giảm chảy xệ, các đặc điểm trên khuôn mặt cân đối hơn, làm đầy đặn đôi môi và má, làm phẳng nếp nhăn có trên mặt.

Ảnh minh họa

Về cơ bản, tiêm filler an toàn nếu được thực hiện tại bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và chất làm đầy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm hạn chế biến chứng xảy ra.

Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) đưa ra một số khuyến cáo khi tiêm chất làm đầy, bao gồm:

Tránh tiêm ở các chỗ như ngực, mông, khoảng trống giữa các cơ nhằm tạo đường nét. Điều này dễ để lại sẹo, nhiễm trùng và thậm chí tử vong.

FDA khuyến cáo không dùng các thiết bị bơm tiêm không có kim tiêm đưa chất làm đầy vào da. Các thiết bị thường có áp suất cao, khó kiểm soát khi đưa chất làm đầy vào da. Vì vậy, dụng cụ tiêm này có thể để lại vết thương nghiêm trọng, thậm chí khiến da, môi và mắt tổn thương vĩnh viễn.

Không tự ý mua và dùng filler được bán tràn lan khắp thị trường. Các chất này không được kiểm định và có khả năng nhiễm các virus gây bệnh hoặc hóa chất độc hại.

Ảnh minh họa

Tiêm filler bao lâu thì tan hết?

Tùy thuộc vào loại chất làm đầy, tiêm filler có thể tan hết sau khoảng 12 – 18 tháng hoặc 1 năm và thậm chí có thể lâu hơn. Thời gian filler tan hết tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, vị trí tiêm và loại chất làm đầy. Đặc biệt, tiêm càng sâu hoặc chất làm đầy càng đặc, hiệu quả được duy trì càng lâu. Tuy nhiên, bác sĩ cần khám, điều chỉnh liều lượng, đảm bảo kỹ thuật và lên lịch tiêm nhắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người tiêm.

Các yếu tố như nồng độ enzym hyaluronidase (enzym phân giải axit hyaluronic) trong cơ thể, kỹ thuật tiêm cũng như loại filler sẽ ảnh hưởng đến thời gian tan của filler.

Hiện nay, acid hyaluronic (HA) rất phổ biến và thường được dùng trong tiêm filler. Hiệu quả của chất làm đầy này kéo dài từ 12 – 18 tháng. Nếu lựa chọn tiêm tại môi, hiệu quả thường không kéo dài lâu bằng tiêm ở má và mũi.

Canxi hydroxylapatite (CaHA) là chất tự nhiên tồn tại trong xương, dùng để gò má đầy đặn và giảm các nếp nhăn sâu. Hiệu quả của loại filler này thường kéo dài khoảng 15 tháng.

Poly-L-lactic acid (PLLA) là chất tổng hợp có công dụng giúp cơ thể tự sản sinh collagen. PLLA dùng để điều trị các nếp nhăn sâu ở má và thường có hiệu quả kéo dài từ hai năm trở lên.

Polymethylmethacrylate (PMMA) với các hạt collagen siêu nhỏ có tác dụng định hình khuôn mặt và giúp vùng được điều trị săn chắc, đầy đặn. Hiệu quả từ PMMA có thể kéo dài nhiều năm nhưng cần tiêm lại nhiều lần.

Ảnh minh họa

Một số tác dụng phụ khi tiêm filler

Tác dụng phụ của chất làm đầy hầu như không đáng kể nếu nó được tiêm đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu chất làm đầy không đạt tiêu chuẩn có nhiều tạp chất và nếu vị trí tiêm không đúng có thể gây ra vấn đề. Chất làm đầy được làm từ các sản phẩm tự nhiên bao gồm axit Hyaluronic nhưng đôi khi axit Hyaluronic có các chất phụ gia khác để liên kết chéo.

Chất làm đầy có thể di chuyển, nó có thể di chuyển đến má, quầng mắt và các vùng không mong muốn khác. Nếu nó không được đặt đúng cách, nó có thể dẫn đến phản ứng dị ứng, bầm tím, nhiễm trùng, ngứa, mẩn đỏ, sẹo.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ, biến chứng hiếm gặp khi tiêm filler như tổn thương mô mềm, mù, đột quỵ.

Đặc biệt, với một số người dị ứng với chất tổng hợp trong một số chất làm đầy; người mắc bệnh rối loạn đông máu, thalassemia; người có vùng điều trị đang nhiễm trùng; người có bệnh ở ngoài da như vảy nến; phụ nữ mang thai và cho con bú không được tiêm filler.

Phương Anh (Theo Cleveland Clinic)

Nguồn giadinhonline.vn
Link bài gốc

https://giadinhonline.vn/tiem-filler-co-an-toan-khong-bao-lau-moi-tan-het-d199377.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cận cảnh căn chòi đơn sơ nơi ông Thích Minh Tuệ đang ẩn tu ở Gia Lai

Mới đây, ông Thích Minh Tuệ quyết định tạm dừng bộ hành để đảm bảo an toàn giao thông, tránh việc tụ tập đông người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Theo đó, sau khi về thăm gia đình, ông Tuệ đã ẩn tu tạm thời tại 1 căn chòi đơn sơ mà phải rất khó khăn các phóng viên mới tìm được.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com