Sửa đổi Luật Giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng

16/05/2024 10:27

MTNN Kết quả 12 năm thi hành Luật Giám định tư pháp và 05 năm thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (GĐTP), công tác GĐTP ngày càng được củng cố và phát triển.

Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP. Đà Nẵng thực hiện giám định - Ảnh: VGP/LS

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp cho biết, thực tiễn thi hành pháp luật giám định đã cho thấy còn nhiều vấn đề cần sớm tháo gỡ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như công tác phòng, chống tham nhũng, phạm vi xã hội hóa, phân cấp việc thực hiện GĐTP giữa Trung ương và địa phương, chi phí GĐTP, tâm lý né tránh nhiệm…

5 năm: Thực hiện giám định 1.039.615 vụ việc

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Đoàn Văn Hường, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết: Trải qua 12 năm thi hành Luật Giám định tư pháp và 05 năm thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP, công tác GĐTP đã đạt được những kết quả quan trọng.

Theo đó, các Bộ, ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn, các quy định về GĐTP tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống tổ chức GĐTP được củng cố và phát triển: có 03 tổ chức pháp y ở trung ương, 55/63 tỉnh, thành phố hoạt động theo mô hình Trung tâm pháp y; 07 tổ chức pháp y tâm thần được thành lập (02 Viện và 05 Trung tâm tại các khu vực); có 66 tổ chức giám định kỹ thuật hình sự (trong đó có 64 tổ chức trong lực lượng công an nhân dân, 01 tổ chức trong quân đội và 01 tổ chức trong ngành kiểm sát); 01 Văn phòng GĐTP; 580 tổ chức GĐTP theo vụ việc ở các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, xây dựng, tài nguyên môi trường, thông tin truyền thông, văn hoá, giao thông vận tải, kế hoạch đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bí mật nhà nước, tư pháp, bảo hiểm xã hội...

Đội ngũ làm công tác GĐTP tiếp tục tăng cường về số lượng và chất lượng. Hiện cả nước có 7.135 giám định viên tư pháp và 2.621 người GĐTP theo vụ việc. Các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho người GĐTP.

Hoạt động GĐTP từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả. Thống kê cho thấy, từ năm 2018 đến 30/6/2023, hệ thống tổ chức, người GĐTP ở các lĩnh vực đã thực hiện 1.039.615 vụ việc. Việc trưng cầu và thực hiện GĐTP cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhất là trong các lĩnh vực truyền thống (pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự).

Trong công tác quản lý nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương dần quan tâm hơn đến công tác GĐTP, từng bước nhận diện và triển khai, thực hiện rõ nét hơn các nhiệm vụ được giao về GĐTP, nhất là sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có nhiều chỉ đạo về GĐTP và kiểm tra công tác này tại một số cơ quan, đơn vị.

Nhìn chung, việc tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định được các tổ chức giám định thực hiện nhanh gọn, nhất là đối với lĩnh vực có tổ chức chuyên trách như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự; việc tiếp nhận và thực hiện giám trong những lĩnh vực không có tổ chức chuyên trách cũng từng bước được nâng cao.

Bộ, cơ quan ngang bộ, sở, ngành chuyên môn, tổ chức được trưng cầu quan tâm tiếp nhận, thực hiện và cũng có nhiều thay đổi, cơ bản đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng, nhất là hoạt động tố tụng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực.

Sửa luật, khắc phục bất cập, vướng mắc

Tuy nhiên, ông Đoàn Văn Hường cũng chỉ rõ, trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động GĐTP nói chung, đặc biệt là phục vụ cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới thì công tác GĐTP đã bộc lộ một số bất cập.

Đó là, quy định của Luật Giám định tư pháp về phạm vi xã hội hóa còn hạn chế, thiếu quy định mang tính nguyên tắc phân cấp trong tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định giữa cấp Trung ương và địa phương; chế định chi phí GĐTP có nhiều tồn tại, bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động GĐTP.

Số lượng tổ chức GĐTP theo vụ việc tương đối nhiều, nhưng vẫn còn thiếu các tổ chức chuyên môn thực sự có năng lực phù hợp với nhu cầu của hoạt động tố tụng, nhất là lĩnh vực công nghệ tin học, công nghệ cao.

Việc lựa chọn, lập, điều chỉnh danh sách người GĐTP chưa thực sự căn cứ, bám sát vào nhu cầu thực tế; một số lĩnh vực người GĐTP theo vụ việc đa phần là kiêm nhiệm nên chưa thực sự tập trung cho việc thực hiện giám định.

Một số cơ quan điều tra tập trung trưng cầu về Bộ, cơ quan chuyên môn cấp Trung ương gây quá tải cho các cơ quan đó và làm kéo dài thời gian thực hiện giám định, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Một số cơ quan còn có biểu hiện tâm lý e ngại vì sợ trách nhiệm pháp lý cao.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, lúng túng, thiếu giải pháp đồng bộ nên hiệu quả chưa cao.

Những bất cập, hạn chế của công tác GĐTP đã làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng của hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, nhất là hoạt động tố tụng phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay.

Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm về vướng mắc, khó khăn trong triển khai Luật Giám định tư pháp và các văn bản liên quan - Ảnh: VGP/LS

Mở rộng phạm vi thành lập Văn phòng GĐTP

Để cải cách và đổi mới hoạt động GĐTP, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cho rằng, cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau đây:

Các Bộ, ngành và địa phương rà soát, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ được quy định trong Luật Giám định tư pháp và Đề án của Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Hoàn thiện thể chế về GĐTP, Bộ Tư pháp kiến nghị sửa đổi Luật Giám định tư pháp theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Đảng và cơ quan có thẩm quyền về liên quan đến mở rộng phạm vi xã hội hóa GĐTP, phân cấp việc thực hiện GĐTP, thời hạn GĐTP và trách nhiệm của người trưng cầu, người thực hiện GĐTP; trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc củng cố, kiện toàn về tổ chức và người làm GĐTP; sửa đổi quy định về chi phí GĐTP.

Sửa đổi quy định về chế độ bồi dưỡng GĐTP; sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó có một số quy định về GĐTP cho phù hợp với thực tế.

Đồng thời, tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp thường xuyên, tổ chức họp giao ban thường niên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về GĐTP, cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định từ Trung ương đến địa phương trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động GĐTP; kịp thời nhận diện và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động GĐTP để đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn nữa những hạn chế, vướng mắc vấn đề xã hội hóa GĐTP và đề xuất các giải pháp huy động mọi nguồn lực xã hội bảo đảm hiệu quả xã hội hóa GĐTP trong thời gian tới.

Theo Bộ Tư pháp, nhấn mạnh cần mở rộng phạm vi cho phép thành lập Văn phòng giám định ở những lĩnh vực có nhiều nhu cầu giám định; đồng thời đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ giám định của các tổ chức GĐTP công lập theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, người dân.

Ban hành đầy đủ, đồng bộ các chính sách ưu đãi, nhằm khuyến khích cá nhân, tổ chức thành lập tổ chức GĐTP ngoài công lập để tham gia hoạt động GĐTP.

Thống kê của Bộ Tư pháp về GĐTP trong các lĩnh vực kinh tế cho thấy:

Các lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chi nhánh ở các địa phương đã thực hiện 310 vụ việc giám định; lĩnh vực tài chính: Bộ Tài chính và cơ quan tài chính, tổ chức chuyên môn ở các địa phương đã thực hiện 2.295 vụ việc; lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã thực hiện 1.719 vụ việc (các đơn vị và cá nhân tại Bộ đã thực hiện 226 vụ việc giám định, ở địa phương thực hiện 1.493 vụ việc).

Các lĩnh vực xây dựng đã thực hiện 1.411 vụ việc (các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ đã thực hiện 56 vụ việc, địa phương thực hiện 1.355 vụ việc); lĩnh vực thông tin và truyền thông thực hiện 462 vụ việc; lĩnh vực giao thông vận tải được các đơn vị, cá nhân tại Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện 68 vụ việc; lĩnh vực kế hoạch đầu tư được các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện 03 vụ việc; lĩnh vực tư pháp: được các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã thực hiện 03 vụ việc.

Lê Sơn

Nguồn baochinhphu.vn
Link bài gốc

https://baochinhphu.vn/sua-doi-luat-giam-dinh-tu-phap-dap-ung-yeu-cau-phong-chong-tham-nhung-102240516101136551.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dùng hung khí tấn công khiến nam thanh niên đứt lìa tay khi đang đi bộ

Xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Bá Phúc dùng hung khí tấn công trọng thương anh T, khiến nạn nhân đứt lìa tay khi đang đi bộ. Ngày 14/5, chỉ huy Công an TX Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, cho biết Cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam bị can với Nguyễn Bá Phúc (SN 1992, ở tổ dân phố Lỗ Xá, phường Nhân Hoà,TX Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) về tội Cố ý gây thương tích. Xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Bá Phúc dùng hung khí tấn công trọng thương anh T, khiến nạn nhân đứt lìa tay khi đang đi bộ.

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com