Lại sắp có thêm sao chổi rực sáng hơn cả Sao Kim trên bầu trời

02/10/2024 14:46

MTNN Một sao chổi mới có tên A11bP71 được phát hiện vào ngày 27/9 bởi Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh (ATLAS) có độ sáng rất cao khi vượt cả Sao Kim, trở nên lấp lánh trên bầu trời đêm.

Lại sắp có sao chổi rực sáng bầu trời

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), sao chổi C/2023 A3 đang sáng lên rất nhanh. Hiện tại, sao chổi này có độ sáng biểu kiến là 1,7 và nằm trong khu vực của chòm sao hoàng đạo Leo (Sư tử).

Tuần đầu tháng 10 cũng chính là cơ hội cuối cùng để quan sát C/2023 A3 trên bầu trời buổi sáng. Sau thời gian này, nó sẽ ẩn mình trong ánh sáng Mặt Trời một thời gian trước khi trở lại bầu trời buổi chiều sau ngày 12/10 với màn trình diễn ấn tượng hơn rất nhiều.

Sao chổi rực sáng bầu trời là hiện tượng thiên văn thu hút sự quan tâm.

Sau C/2023 A3, cuối tháng 10, một sao chổi nữa có thể tiếp tục thắp sáng bầu trời. Cụ thể, một sao chổi mới có tên A11bP71 được phát hiện vào ngày 27/9 bởi Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh (ATLAS). Theo tính toán ban đầu, nó là một sao chổi thuộc họ Kreutz sungrazer (những sao chổi có quỹ đạo đi đến rất gần Mặt Trời và tiếp xúc với nhiệt độ cực kỳ cao ở điểm cận nhật). Theo dự kiến, sao chổi này sẽ đạt vị trí cận nhật vào ngày 28/10 sắp tới và có thể đạt tới độ sáng biểu kiến là – 6, tức là sáng hơn Sao Kim khoảng 3 lần

Do là một sao chổi còn khá mới, các yếu tố quỹ đạo của nó vẫn chưa được làm rõ. Nó hoàn toàn có thể kết thúc bằng cách đâm vào Mặt Trời hoặc trong trường hợp không có vụ va chạm nào xảy ra, nó vẫn có thể tan rã ngay sau điểm cận nhật.

Trong quá trình di chuyển đến điểm cận nhật, từ Nam Bán Cầu có thể quan sát tốt sao chổi này, trong khi từ Bắc Bán Cầu, bạn chỉ có thể nhìn thấy một phần đuôi của nó. Và nếu sống sót ở điểm cận nhật, A11bP71 thậm chí có thể nhìn thấy trên bầu trời ban ngày ngay cạnh đĩa sáng Mặt Trời trước khi nó di chuyển xa hơn về phía Bắc, tạo điều kiện cho những quan sát sau điểm cận nhật ở Bắc Bán Cầu.

'Siêu trăng' sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), siêu trăng có thể dễ dàng nhìn thấy từ Việt Nam vào lúc 18h28, ngày 17/10. Lúc này Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái đất và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn khiến cho mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy một mặt trăng "siêu to khổng lồ".

Lần siêu trăng này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Mặt Trăng của thợ săn vì vào thời điểm này trong năm lá rụng và bước vào mùa đi săn. Mặt trăng này còn được gọi là Mặt trăng du lịch và Mặt trăng máu.

Theo định nghĩa của Richard Nolle, cha đẻ của khái niệm siêu trăng, trong năm 2024 sẽ có 4 lần siêu trăng lần lượt diễn ra vào các ngày 19/8, 18/9, 17/10 và 15/11.

Vào những đêm siêu trăng, bạn sẽ thấy mặt trăng trên bầu trời với đĩa sáng có kích thước lớn hơn khoảng 8% và độ sáng lớn hơn khoảng 15% so với những đêm trăng tròn bình thường khác. Do vậy, ngay cả khi quan sát mặt trăng một cách bình thường, bạn vẫn có thể nhận ra được sự khác biệt này.

Bên cạnh sự xuất hiện của siêu trăng, trong tháng 10 này, những người yêu thiên văn còn có thể chiêm ngưỡng 2 trận mưa sao băng là Draconids và Orionids.

Mưa sao băng Draconids sẽ xuất hiện vào 7/10. Đây là một trận mưa sao băng nhỏ với tốc độ chỉ khoảng 10 sao băng mỗi giờ và thời điểm diễn ra đẹp nhất vào đầu buổi tối.

Orionids là một trận mưa sao băng trung bình tạo ra tới 20 sao băng mỗi giờ ở đỉnh điểm. Nó được tạo ra bởi các hạt bụi do sao chổi Halley để lại, được biết đến và quan sát từ thời cổ đại.

Trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 2/10 – 7/11. Cực điểm của trận mưa sao băng năm nay vào đêm 21 rạng sáng ngày 22/10. Thời điểm xem tốt nhất sẽ là sau nửa đêm.

Nguồn suckhoedoisong.vn
Link bài gốc

https://suckhoedoisong.vn/lai-sap-co-them-sao-choi-ruc-sang-hon-ca-sao-kim-tren-bau-troi-169241002140000109.htm

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Mới nhất
Xem nhiều nhất
Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com