TP HCM tăng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp từ ngày 1/7
Theo đó, cách tính phí cũng có sự thay đổi theo hướng nồng độ ô nhiễm trong nước thải càng cao thì chủ cơ sở phải đóng phí càng nhiều.
Cụ thể, về cách tính chung, các cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 5 m3/ngày đêm thì thu mức phí cố định là 1,5 triệu đồng/năm.
Với những trường hợp tổng lượng nước thải từ 5 m3/ngày đêm trở lên sẽ áp dụng thêm hệ số K về lưu lượng nước thải (K= lưu lượng xả thải: 5).
Thông tin được biết, hiện TP.HCM đang thu phí bảo vệ môi trường đối với gần 2.800 cơ sở sản xuất (thuộc 16 nhóm). Chỉ tính riêng năm 2017, TP HCM đã thu được 8 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, các cơ xử lý chất thải rắn, đặc biệt là nhà máy xử lý rác (xả hơn 7.880 m3/ngày đêm) có phát sinh nước thải lại không đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Điều này cho thấy sự chưa công bằng vì các cơ sở này hàng ngày phát sinh lượng nước thải lớn, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chính lý do chính nàu nên có việc bổ sung cơ sở xử lý chất thải rắn vào diện thu phí.
Từ 1/7, TP HCM tăng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (Ảnh: moitruong.net)
-> Bãi rác cháy nhiều ngày chưa dập được, hàng chục người dân nhập viện vì nhiễm độc khói
UBND TP.HCM khẳng định, việc tăng phí hay đặt ra phí, lệ phí mới, quan điểm của thành phố là không đặt nặng vấn đề thu, mà là áp dụng chính sách để quản lý, điều tiết xã hội. Có thể làm gia tăng mức phí các dịch vụ liên quan đến y tế, xử lý rác (do đối tượng phát sinh phải đóng phí), từ đó tác động đến người dân.
Phía Sở TN&MT TP.HCM cũng cho biết, việc áp dụng chính sách thu phí nêu trên là thực hiện theo Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Ngoài ra, việc tăng mức thu và đối tượng thu giúp thành phố tăng nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp từ 8 tỉ đồng mỗi năm lên 60 tỉ đồng, trong đó dự kiến 25% được trích lại cho cơ quan thu phí.
Video: Bãi rác chất cao hơn núi trong lòng "đảo ngọc" Phú Quốc