Thiên tai sẽ diễn biến khó lường nửa cuối năm 2020

15/07/2020 10:15

MTNN

Moitruong.net.vn

– Những tháng còn lại của năm, khu vực này được dự báo sẽ tiếp tục là tâm điểm của mưa lũ lớn và các hình thái thời tiết cực đoan.

Những tháng đầu năm 2020, khu vực miền núi phía Bắc đã chứng kiến nhiều loại hinh thiên tai, trong đó có cả động đất cấp độ 4 làm 19 người thiệt mạng. Thiệt hại khoảng 610 tỷ đồng. Ngay lúc này mưa lũ cũng đang tiếp tục diễn ra ở một số tỉnh với diễn biến khó lường.

Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc tổ chức sáng 13/7 tại TP Lào Cai đã là dịp để 13 tỉnh nâng cao nhận thức, rà soát lại các phương án và nguồn lực cho công tác phòng ngừa và ứng phó.

Tại hội nghị, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia chia sẻ, khu vực miền núi phía Bắc vừa trải qua một đợt nắng kéo dài nên bão và nguy cơ mưa lũ lớn là rất cao, nhất là trong tháng 9. Bên cạnh đó, dự báo động đất tại Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… có thể lên tới cấp độ 9 là tình huống hết sức nguy hiểm với người dân và cơ sở hạ tầng.

Mưa lũ tại Lai Châu khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, quốc lộ 4H bị chia cắt. Ảnh: Báo Lai Châu.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia dự báo KTTV Quốc gia, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến 10/2020 trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm, cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ C; riêng tháng 5 tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng cao hơn từ 1-2 độ C.

“Dự báo này cũng phù hợp nhận định của Tổ chức Khí tượng thế giới và các trung tâm dự báo quốc tế. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai năm 2020 sẽ phức tạp, khó lường”, ông Khiêm Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, mùa mưa bão năm 2020 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so TBNN. Sẽ có khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và khoảng 5-6 cơn trong số đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía nam trong những tháng cao điểm của mùa bão năm 2020.

Khu vực Bắc Bộ, mùa mưa bão tập trung vào giai đoạn từ tháng 9-11, các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ mùa mưa bão tập trung từ nửa cuối tháng 9 đến hết tháng 11 và có thể kéo dài sang nửa đầu tháng 12/2020.

Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định: “Năm 2020, có khả năng nước ta sẽ xuất hiện các đợt không khí lạnh sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, khả năng mùa đông ở Bắc bộ đến sớm và người dân sẽ được đón cái rét đầu mùa sớm hơn”.

Theo ông Khiêm, không khí lạnh ảnh hưởng trong giai đoạn bão vẫn còn hoạt động, cần đề phòng tổ hợp của không khí lạnh kết hợp với áp thấp nhiệt đới, bão.

“Không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông có thể gây mưa, lũ lớn ở các tỉnh miền Trung, nhất là giai đoạn tháng 11 và tháng 12 năm 2020”, ông Khiêm nhận định.

Đoạn đường 156 bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra từ ngày 3-5/7/2020 tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai). Ảnh: TTXVN.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 7 – 12/2020, nhiệt độ mặt nước biển có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn có khả năng duy trì ở trạng thái trung tính và nghiêng về pha lạnh trong những tháng cuối năm 2020. Do tác động của pha lạnh nên thời tiết, khí hậu có sự thay đổi đáng kể.

Cụ thể, mưa, bão có khả năng gia tăng hơn từ mùa thu năm nay (khoảng từ tháng 9 – 12). Đề phòng khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc. Gió mạnh trên biển do tác động gió mùa Tây Nam vào thời kỳ tháng 7 – 8 ở vùng biển phía Nam Biển Đông.

Dự báo, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Có khả năng xuất hiện khoảng 11 – 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó có khoảng 5 – 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam trong những tháng cuối năm.

Về nắng nóng, trên phạm vi toàn quốc, nhiệt độ trung bình từ tháng 7 – 9 phổ biến ở mức cao hơn nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 – 1,0 độ C. Tháng 10 – 12, nhiệt độ ở Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng từ 0,5 – 1,0 độ C. Riêng Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Các đợt nắng nóng còn xảy ra trong tháng 7 ở Bắc Bộ và tháng 7 – 8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ.

Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định: “Với dấu hiệu thống kê như vậy, có cơ sở để nhận định về tính phức tạp theo hướng lũ lớn trên các hệ thống sông trong mùa lũ năm nay và năm 2021”.

Ngoài ra, trong thời gian qua do hạn hán nhiều tỉnh, thành ở Miền Trung và Nam Bộ đã triển khai đắp nhiều đập tạm nhằm nâng cao trình mực nước phục vụ lấy nước và ngăn mặn; các hồ chứa xung yếu chưa được gia cố (chủ yếu là các hồ nhỏ).

Nhận định lũ đầu nguồn sông Cửu Long không lớn, nhưng do các dòng sông, kênh rạch bị thu hẹp nhiều nên vận tốc dòng chảy sẽ tăng nguy cơ cao gây vỡ các đê, đập tạm này. “Do đó đề nghị các tỉnh, thành có kế hoạch dỡ bỏ các công trình đập tạm không kiên cố, gia cố các công trình đê, hồ chứa xung yếu trước mùa mưa lũ”, ông Khiêm đề nghị.

Theo ông Khiêm, mưa lũ ở Bắc Bộ tập trung trong tháng 9-10/2020, mùa mưa đến muộn và có khả năng kết thúc sớm. Ở Bắc miền Trung, mưa lớn có khả năng dồn dập vào giai đoạn cuối tháng 9 đến đầu tháng 11/2020. Miền Bắc có khả năng ít bão, nhưng miền Trung bão tập trung hơn vào nửa cuối năm.

“Nửa đầu năm 2020 cả nước có nắng nóng, nửa cuối năm khả năng cao sẽ có mưa nhiều và xuất hiện lũ lớn. Đáng chú ý, tại thời điểm này, miền Nam Trung Quốc đang lụt lớn. Theo quy luật, khi khu vực miền Nam Trung Quốc mưa lớn thì chỉ sau 1-2 tháng tại Việt Nam sẽ mưa rất to. Tại thời điểm này, các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là Hà Giang, Cao Bằng đang có đám mây lớn, có thể trong nay mai khả năng có lũ quét khu vực này”, ông Khiêm nhận định.

Ngay sau khi xuất hiện các điểm sạt lở, ngành chức năng tỉnh Lai Châu đã cắm biển cảnh báo, rào chắn để người dân đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, mưa lớn tập trung nhiều vào giai đoạn cuối năm, tập trung ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Trong tháng 7/2020, tổng lượng mưa ở khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thấp hơn từ 10-25%, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm… Tháng 10 – 11/2020 khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Thuận cao hơn từ 15 – 40%. Tháng 12/2020 ở Bắc và Trung Trung Bộ thấp hơn 15-30%, Nam Trung Bộ cao hơn từ 20-40%.

Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, từ tháng 7-9/2020, tổng lượng mưa (TLM) phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Sang tháng 10, tháng 11, tháng 12/2020, TLM phổ biến cao hơn từ 15-30% so với trung bình nhiều năm; riêng khu vực Tây Nguyên tháng 11/2020 có TLM cao hơn từ 30-50% so với trung bình nhiều năm. Mùa mưa tại khu vực Tây Nguyên. Nam Bộ có khả kết thúc muộn hơn trung bình.

Đỉnh lũ năm 2020, trên các sông Bắc Bộ phổ biến ở mức BĐ1-BĐ2, riêng trên sông Thao, sông Hoàng Long và các sông nhỏ từ BĐ2-BÐ3, hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội và hạ lưu sông Thái Bình ở mức dưới BĐ1. Lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại khu vực vùng núi, đặc biệt khu vực Tây Bắc.

Đỉnh lũ năm 2020, tại hạ lưu các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức BĐ1-BĐ2, xấp xỉ đỉnh lũ TBNN; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, một số sông trên BĐ3, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.

Đỉnh lũ năm 2020, ở đầu nguồn sông Cửu Long trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu tại Châu Đốc ở mức BĐ1-BĐ2, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm từ 0,2-0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào nửa cuối tháng 9/2020./.

Minh Anh (T/h)

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com