Thế giới nguy cơ cạn kiệt rau xanh vì biến đổi khí hậu

25/06/2018 10:47

MTNN Nếu tình trạng Trái Đất nóng lên vẫn tiếp diễn như xu hướng hiện nay, vào năm 2100, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 4 độ C, từ đó làm sụt giảm 31,5% sản lượng rau xanh trung bình trên thế giới.

Thế giới nguy cơ cạn kiệt rau xanh vì biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu sẽ khiến cho cả thế giới phải "thèm khát" rau xanh

Kết luận này được đưa ra bởi Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ dựa trên việc tổng hợp có hệ thống 174 nghiên cứu về tác động của các yếu tố biến đổi môi trường tới mùa màng và thành phần dinh dưỡng của rau xanh cùng các cây họ đậu kể từ năm 1975.

Chủ nhiệm công trình, nhà khoa học Pauline Scheelbeek thuộc Đại học Vệ sinh và Y khoa nhiệt đới London, Anh, nhấn mạnh nghiên cứu của ông và các cộng sự cho thấy những biến đổi về môi trường như nhiệt độ tăng, nguồn nước khan hiếm có thể đặt ra mối đe dọa thực sự đối với sản lượng nông nghiệp toàn cầu, từ đó gây ra nguy cơ về an ninh lương thực và sức khỏe đối với con người.

Trong đó, các khu vực như Nam Âu, nhiều vùng của châu Phi, và Nam Á là những nơi có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

bien doi khi hau gay khan hiem rau xanh moitruongngaynay.vn

Rau xanh cũng sẽ là một thứ xa xỉ trong tương lai vì sự nóng lên toàn cầu

Một nghiên cứu khác cũng đăng tải trên tạp chí Proceedings đánh giá mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu, thực phẩm và các thị trường quốc tế.

Theo đó, khi Trái đất tiếp tục tăng nhiệt độ, khả năng cao là nhiều quốc gia sẽ đồng loạt phải hứng chịu cảnh mất mùa.

Cụ thể, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 4 độ C vào cuối thế kỷ 21, nguy cơ cả 4 nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Argentina và Ukraine phải đối mặt với các vụ mùa kém năng suất lên tới 86%.

Những viễn cảnh đáng sợ của môi trường và thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra

Bên cạnh đó, dưới đây là những viễn cảnh đáng sợ mà biến đổi khí hậu sẽ gây ra cho thiên nhiên và môi trường:

Các hệ sinh thái bị phá hủy

Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.

San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái.

Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa.

Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.

Dịch bệnh

Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.

Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.

Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

Hạn hán

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài.

Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới.

Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.

Bão lụt

Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.

Những đợt nắng nóng gay gắt

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.

Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ

Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm.

Mực nước biển đang dâng lên

Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.

Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao.

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển.

Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.

Thế giới đang cạn kiệt tài nguyên vì biến đổi khí hậu (Nguồn: An ninh Thế giới)

-> Việt Nam đối mặt với bão lũ gấp 4 lần hiện tại nếu để mất loại này

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com