Những lãnh đạo, cán bộ nào bị bắt liên quan dự án Đại Ninh

05/05/2024 13:15

MTNN Từ đương kim Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cán bộ Thanh tra Chính phủ đến cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đều ''nhúng chàm'' trong vụ sai phạm tại dự án Đại Ninh.

Từ đương kim Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cán bộ Thanh tra Chính phủ đến cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đều ''nhúng chàm'' trong vụ sai phạm tại dự án Đại Ninh.

 
Sau gần 14 năm khởi công, dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Khu đô thị Đại Ninh ở Lâm Đồng) của Công ty Sài Gòn Đại Ninh vẫn chỉ có những khu nhà hoang phế lạnh lẽo, thành nơi thả bò của người dân địa phương.
Nhiều lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng và cựu lãnh đạo, cán bộ ở Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ bị khởi tố.
 
 
Từ đương kim Bí thư, chủ tịch tỉnh Lâm Đồng bị bắt
Cụ thể, vào thời điểm cuối năm 2010, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh do ông Nguyễn Cao Trí là người đại diện pháp luật để thực hiện dự án. Dự án có tổng vốn đầu tư 25.243 tỉ đồng, diện tích đất sử dụng gần 3.600 ha, trải rộng trên địa bàn 4 xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng.
 
Tuy nhiên, trong quá trình được tỉnh Lâm Đồng giao đất, giao rừng để thực hiện dự án, chủ đầu tư đã để mất trên 368 ha, trong đó bị phá mất 257 ha, và người dân lấn chiếm 111 ha.
Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến sai phạm tại dự án Đại Ninh. 
Đến tháng 6/2020, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án và đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án này.
Bị chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã gửi đơn cứu xét và kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng và các sở ngành liên quan cho công ty tiếp tục thực hiện dự án, khôi phục việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Từ đó, ngày 1/3/2021 Thanh tra Chính phủ đã lập tổ công tác đến tỉnh Lâm Đồng để đánh giá lại những vấn đề liên quan đến dự án Sài Gòn Đại Ninh.
Sau khi tổ công tác kiểm tra, xác minh nội dung kiến nghị của công ty, ngày 30-6-2021, ông Trần Văn Minh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ đã ký kết luận thanh tra số 1033/KL-TTCP.
Dự án Đại Ninh hoang phế nhưng khiến nhiều quan chức bị bắt. 
Kết luận mới này đã sửa đổi một số nội dung mà kết luận thanh tra số 929/KL-TTCP ban hành trước đó như: rút lại yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với dự án của Công ty Sài Gòn Đại Ninh; Đồng thời đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục giãn tiến độ, điều chỉnh và gia hạn cho dự án.
Khi có kết luận thanh tra mới, tháng 11/2021, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã có văn bản đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Khu đô thị thương mại, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh từ 25.243 tỷ đồng thành 30.291,6 tỷ đồng (tăng 20%).
Chính từ việc ban hành kết luận thanh tra rồi lại sửa kết luận thanh tra số 1033/KL-TTCP mà cả tổ công tác xác minh nội dung kiến nghị của công ty Sài Gòn Đại Ninh gồm ông Lê Quốc Khanh - phó cục trưởng Cục 2 Thanh tra Chính phủ (tổ trưởng); ông Hoàng Văn Xuân - thanh tra viên chính Cục 2 Thanh tra Chính phủ (tổ phó); ông Nguyễn Nho Định - thanh tra viên Cục 2 Thanh tra Chính phủ và ông Nguyễn Ngọc Ánh - chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cùng bị khởi tố, bắt giam.
Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Trần Đức Quận (phải) và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đã bị khởi tố, bắt giam. 
Đến tháng 1/2024, cả Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Trần Đức Quận và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp đều bị Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an bắt giam do liên quan đến dự án Khu đô thị Đại Ninh.
 
Trong đó, ông Quận bị khởi tố, bắt giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn quyền hạn trong khi thi hành công vụ; còn ông Hiệp bị điều tra về hành vi nhận hối lộ.
 
Trước đó, tháng 3/2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã khởi tố vụ án nhận hối lộ, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng để điều tra về tội nhận hối lộ. Theo cơ quan chức năng, ông Ánh đã nhận hối lộ từ đại gia Nguyễn Cao Trí, chủ dự án Khu đô thị Đại Ninh.
Đến cựu Bộ trưởng Chủ nhiệm, vụ trưởng Văn phòng Chính phủ ''dính chàm"
Chiều 4/5/2024, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.

Trung Tướng Tô Ân Xô cho hay ngày 30/4, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt bị can để tạm giam đối với ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sau khi VKSND Tối cao phê chuẩn, Bộ Công an đã phối hợp với các lực lượng liên quan để thực hiện thủ tục tố tụng theo đúng quy định.

Ông Mai Tiến Dũng khi còn là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 

Đến tháng 8/2023, bà Trần Bích Ngọc - Vụ trưởng Vụ theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I), Văn phòng Chính phủ bị Bộ Công an khởi tố, bắt giam về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bà Trần Bích Ngọc lúc bị bắt. 
Theo tài liệu điều tra xác định, bà Trần Bích Ngọc đã lợi dụng vị trí công tác làm trái chức trách, nhiệm vụ được phân công trong việc giải quyết thanh tra, khiếu nại đối với dự án Khu đô thị Đại Ninh. Hành vi của bà Ngọc và các bị can trong vụ án nhận hối lộ này gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước.
 
Tháng 12/2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục triệu tập nhiều lãnh đạo, cán bộ của tỉnh Lâm Đồng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến siêu dự án nêu trên.

Ngày 7/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Trước đó, giữa tháng 1/2023, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Mai Tiến Dũng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Ban Bí thư xác định ông Mai Tiến Dũng với cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ tổ chức các "chuyến bay giải cứu" đưa công dân về nước trong đại dịch COVID-19, để một số cán bộ Văn phòng Chính phủ tham mưu, đề xuất không đúng kết luận của Thủ tướng, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.
Vi phạm của ông Mai Tiến Dũng được xác định là đã gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan hành chính nhà nước.
Đến giữa tháng 3/2023, Thủ tướng cũng đã có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với ông Mai Tiến Dũng vì đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Nguyễn Đức - Nguyễn Trung
 
Nguồn kienthuc.net.vn
Link bài gốc

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/nhung-lanh-dao-can-bo-nao-bi-bat-lien-quan-du-an-dai-ninh-1986627.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dựa vào dân để giữ rừng

Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com