Dựa vào dân để giữ rừng

02/05/2024 11:47

MTNN Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.

Việc giao khoán nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và tạo sinh kế cho người dân.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, giai đoạn 2021-2023, UBND huyện Kông Chro đã triển khai giao 5.422 ha rừng cho 15 cộng đồng (1.021 hộ) tại 5 xã: Yang Nam, Ya Ma, Đăk Kơ Ning, Sró, Đăk Song và giao 19 ha rừng cho 1 hộ gia đình ở xã Đăk Kơ Ning. Việc giao rừng gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững cũng như sản xuất nông-lâm nghiệp dưới tán rừng theo quy định hiện hành nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng.

Người dân xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) nhận ranh giới giao đất, giao rừng và được cấp chứng nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất, được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. 

Ông Đinh Ương-Trưởng thôn Kliếc-H’Ôn (xã Đăk Song, huyện Kông Chro) cho hay: “Cộng đồng làng nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.002 ha rừng. Chúng tôi đã chia nhiều tổ thay phiên nhau tuần tra khoảng 2-3 lần/tuần để bảo vệ rừng. Khi phát hiện vụ việc hủy hoại rừng, chúng tôi báo ngay cho UBND xã để xử lý kịp thời. Khi được giao rừng, chúng tôi có thêm nguồn thu nhập 400 ngàn đồng/ha/năm”.

Theo ông Hoàng Anh Tuấn-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro: Việc giao khoán rừng cho cộng đồng, nhóm hộ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác bảo vệ rừng cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đến thời điểm hiện tại, các diện tích rừng giao khoán được cộng đồng và hộ gia đình quản lý, bảo vệ tốt, chưa để xảy ra phá rừng, mất rừng.

Cuối tháng 12-2023, cộng đồng dân cư ở xã Ia Pếch gồm làng Ograng (89 hộ) và làng De Chí (156 hộ), được UBND huyện Ia Grai giao hơn 568 ha rừng sản xuất tại tiểu khu 353 với thời hạn 50 năm. Bà Puih Vit-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ograng-cho biết: Khi chưa có quyết định giao rừng của huyện, người dân 2 làng Ograng và De Chí vẫn bảo nhau cố gắng bảo vệ rừng. Hàng năm, vào dịp đầu năm, 2 làng thay phiên nhau tổ chức lễ cúng rừng. Người Jrai thường sống gắn bó với rừng nên việc bảo vệ rừng được xem là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. “Khi có quyết định của UBND huyện về việc giao rừng, chúng tôi đã họp làng và thống nhất thành lập 1 tổ chuyên trách gồm 4 người để tuần tra, bảo vệ rừng mỗi tuần 2-3 lần. Chúng tôi thấy dân làng có trách nhiệm cao hơn trong việc giữ rừng. Ngoài ra, người dân cũng có thêm nguồn thu nhập để nâng cao đời sống”-bà Vit chia sẻ.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng.

Tương tự, từ năm 2021 đến 2023, huyện Krông Pa đã giao 3.798,7 ha rừng cho 4 cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ gồm: buôn Kơ Jing, buôn Hdreh (xã Ia Hdreh), buôn Tiang, buôn Choanh (xã Uar); 6 hộ gia đình ở xã Chư Drăng và 125 hộ gia đình ở xã Đất Bằng. Ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-khẳng định: Việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình giúp quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn. Mỗi cộng đồng nhận khoán đều thành lập các tổ, nhóm và xây dựng quy ước bảo vệ rừng. Các cộng đồng dân cư, hộ dân được giao đất, giao rừng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm để tuần tra ngăn chặn, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, đặc biệt là làm tốt công tác phòng-chống cháy rừng mùa khô. Ngoài ra, người dân cũng ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rừng. “Chủ trương giao đất, giao rừng không chỉ góp phần làm tốt công tác quản, lý bảo vệ rừng mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng. Đây xem như cánh tay nối dài của các địa phương, đơn vị chủ rừng”-ông Châu khẳng định.

Toàn tỉnh có 714.597 ha đất quy hoạch lâm nghiệp, chiếm 46,07% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, 649.996,84 ha đất có rừng (478.687,09 ha rừng tự nhiên, 156.422,33 ha rừng trồng và 14.887,42 ha rừng trồng chưa thành rừng). Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ năm 2021 đến 2023, tỉnh đã giao hơn 22.401 ha rừng cho 52 cộng đồng (4.254 hộ) và 322 hộ gia đình quản lý, bảo vệ.

Lực lượng Kiểm lâm và cộng đồng làng B'là (xã Đak Song) tuần tra, bảo vệ rừng.

Trao đổi với P.V, ông Trương Thanh Hà-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh-cho biết: Giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư là chủ trương đúng đắn của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đảm bảo toàn bộ diện tích rừng đều có chủ thật sự. Từ đó, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và phát triển rừng, góp phần nâng cao độ che phủ rừng, chống biến đổi khí hậu. Với chủ trương này, các hộ gia đình, cộng đồng dân cư được cấp quyền sử dụng đất; được hưởng kinh phí hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng và hưởng chính sách hỗ trợ từ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; được sản xuất nông-lâm nghiệp kết hợp, được hưởng nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng… Nhờ đó, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sống gần rừng có điều kiện tăng thu nhập.

Nguồn baogialai.com.vn
Link bài gốc

https://baogialai.com.vn/dua-vao-dan-de-giu-rung-post275226.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lãng phí “đất vàng”!

“Đất vàng” ở đâu vậy Tư Hòa Vang? - Gần chục héc-ta đất rất đẹp, ven sông Cu Đê thuộc địa phận thôn Phò Nam (xã Hòa Bắc, H. Hòa Vang, Đà Nẵng) bị bỏ hoang cả 10 năm nay đó NXD.

Tài nguyên bản địa - tiềm năng để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Địa bàn tỉnh Lạng Sơn không chỉ có tài nguyên phong phú, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà còn có nhiều sản vật nổi tiếng, đây chính là tiềm năng thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với tài nguyên bản địa. Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã khởi nghiệp thành công, nâng cao thu nhập và tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com