Lâm Đồng triển khai Đề án bảo tồn biển đến năm 2030

05/07/2025 09:35

MTNN Lâm Đồng đang triển khai Đề án mở rộng và thành lập mới các khu bảo tồn biển đến năm 2030 nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ hệ sinh thái ven biển, đảm bảo nguồn lợi thủy sản và góp phần phát triển kinh tế biển bền vững.

Việc sáp nhập tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông vào tỉnh Lâm Đồng, với tên gọi là “tỉnh Lâm Đồng mới”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết số 759/QĐ‑TTg ngày 14 tháng 4 năm 2025. Sau khi hoàn thành, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam (khoảng 24.233 km²) và gần 3,9 triệu dân, với trung tâm chính trị tại TP Đà Lạt.

Việc sáp nhập hướng tới quản lý hành chính tinh gọn, tăng hiệu quả đầu tư kết nối vùng biển -thành thị- Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và logistics, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực ngân sách. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường hoạt động bảo vệ, bảo tồn tài nguyên biển đảo.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận (cũ) vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030 trên địa bàn. Kế hoạch này sẽ tăng cường công tác bảo tồn, bảo vệ nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản, giữ ổn định tính đa dạng sinh học và vẹn toàn các hệ sinh thái ven biển, đảo của tỉnh;

Đồng thời, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu đạt khoảng 6% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển bền vững các ngành kinh tế biển; ổn định sinh kế cho cộng đồng người dân gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền Tổ quốc.

Sau sáp nhập, Lâm Đồng đẩy mạnh triển khai Đề án mở rộng và thành lập mới các khu bảo tồn biển đến năm 2030. 

Theo đó, sẽ thiết lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trên vùng biển của tỉnh theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.

Đảm bảo tổng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản trên vùng biển của tỉnh theo quy hoạch đã được phê duyệt. Để thực hiện kế hoạch, địa phương sẽ triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án ưu tiên, trong đó có chương trình truyền thông nâng cao năng lực về bảo tồn, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái biển; chương trình quan trắc thường niên đa dạng sinh học và môi trường trong khu bảo tồn biển, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; dự án điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học vùng biển ven bờ biển; đề án nhân rộng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung của kế hoạch.

Tiến hành rà soát, xác định các khu vực biển phục vụ cho bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển, khu vực đa dạng sinh học cao, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm có thời hạn, khu vực thả rạn nhân tạo, các cảnh quan sinh thái quan trọng của tỉnh bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch quốc gia có liên quan...

Việc Lâm Đồng tích cực triển khai Đề án mở rộng và thành lập mới các khu bảo tồn biển đến năm 2030, nhằm bảo vệ hiệu quả hơn các hệ sinh thái biển, ven biển và đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính, Lâm Đồng trở thành tỉnh có vai trò quan trọng trong việc liên kết và hỗ trợ phát triển bền vững các khu bảo tồn biển với các khu vực lân cận. Đề án tập trung vào việc rà soát, đánh giá tiềm năng các vùng sinh thái liên kết, xác lập ranh giới vùng bảo tồn mới, đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý và mạng lưới giám sát tài nguyên thiên nhiên biển.

Như vậy, tỉnh Lâm Đồng mới hiện nay có 2 khu bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản sau sáp nhập Bình Thuận, Đắk Nông. Đó là Cù Lao Câu và đảo Phú Quý.  Do đó, trong giai đoạn tiếp theo, UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành liên quan, rà soát, xác định các khu vực biển để phục vụ cho công tác bảo tồn.

Nhất là những khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm có thời hạn, khu vực thả rạn nhân tạo, các cảnh quan sinh thái quan trọng của tỉnh bảo đảm phù hợp với quy hoạch của tỉnh.

Lâm Đồng khoanh vùng khu vực biển để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 

Bên cạnh đó là tổ chức quản lý khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng đất ngập nước ven biển, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn của tỉnh. Cùng đó là triển khai hoạt động phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn và hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển.

Đáng chú ý, nhiệm vụ quan trọng và cụ thể là thiết lập, quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trên vùng biển của tỉnh theo Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo tổng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản trên vùng biển của tỉnh theo quy hoạch đã được phê duyệt. Áp dụng các biện pháp bảo tồn khác để góp phần mở rộng, tăng diện tích khu vực biển được bảo tồn, bảo vệ và phục hồi của tỉnh.

Được biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có 2 khu bảo tồn biển là Khu bảo tồn biển Hòn Cau và Khu bảo tồn biển Phú Quý. Song song với công tác chuyên môn, Lâm Đồng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào bảo vệ tài nguyên biển. Việc triển khai đề án cũng góp phần quan trọng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học và cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

Mục tiêu đến năm 2030 là hoàn thiện hệ thống khu bảo tồn biển gắn với phát triển kinh tế xanh, sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển và hỗ trợ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Đây là bước đi chiến lược của Lâm Đồng nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn, hướng tới mô hình quản lý tài nguyên biển hiệu quả, thích ứng với điều kiện khí hậu và định hướng dài hạn về phát triển bền vững.

 

 

Trung Khang

Nguồn thiennhienmoitruong.vn
Link bài gốc

https://thiennhienmoitruong.vn/lam-dong-trien-khai-de-an-bao-ton-bien-den-nam-2030.html

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tăng cường giám sát, bảo tồn đa dạng sinh học biển

Bảo tồn đa dạng sinh học biển đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, gắn với thực tiễn và sự tham gia sâu rộng của người dân địa phương. Do đó, việc tăng cường giám sát trong cộng đồng không chỉ giúp phát hiện sớm các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái mà còn góp phần nâng cao nhận thức Nhân dân trong bảo vệ tài nguyên biển.

Lâm Đồng: Siết chặt quản lý đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Lâm Đồng tăng cường kiểm tra, giám sát và siết chặt quản lý đất đai, cũng như các trường hợp xây dựng trái phép trong thời gian thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, nhằm ngăn chặn tình trạng phân lô, bán nền và chuyển nhượng đất không đúng quy định.

Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị Di tích hồ Ba Bể

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể được triển khai nhằm hướng tới phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể gắn với phát triển du lịch bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành khu du lịch quốc gia trước năm 2030 và trung tâm du lịch trọng điểm của toàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ...

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com