Trong số 180 vụ vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn tỉnh, có 34 vụ phá rừng trái phép, 20 vụ vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản, 2 vụ vi phạm quy định về phòng chống cháy rừng, 1 vụ vi phạm về quản lý động vật hoang dã, 71 vụ vận chuyển mua bán, cất giấu lâm sản trái phép, 46 vụ vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản, 4 vụ vi phạm khác về lâm luật. Số lâm sản tịch thu qua việc bắt giữ các vụ vi phạm lâm luật gồm 24,952 m3 gỗ tròn, 24,951 m3 gỗ xẻ các loại; tổng số tiền thu nộp ngân sách hơn 2,5 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Riêng trong tháng 10/2024, trên địa bàn xảy ra 16 vụ vi phạm lâm luật: 5 vụ phá rừng trái phép, 2 vụ vi phạm quy định về khai thác gỗ, lâm sản, 5 vụ vận chuyển mua bán, cất giấu lâm sản trái phép, 4 vụ vi phạm quy định về chế biến gỗ và lâm sản. Số lâm sản tịch thu qua việc bắt giữ các vụ vi phạm lâm luật: 6,354 m3 gỗ tròn, 2,126 m3 gỗ xẻ các loại; tổng số tiền thu nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng.
Còn về công tác trồng rừng, tính đến ngày 15/10/2024, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trồng được 5.225,7 ha; trong đó, trồng rừng tập trung 3.972,23 ha, bao gồm: trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 511,14 ha và trồng rừng sản xuất 3.461,09 ha; trồng tập trung cây đa mục đích 1.253,43 ha; trồng cây phân tán 1.819.860 cây. Cũng trong 10 tháng năm 2024, số vụ vi phạm về môi trường đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 197 vụ, giảm 53 vụ (giảm 21,2%) so với cùng kỳ năm 2023; số vụ xử lý là 191 vụ, giảm 53 vụ (giảm 21,8%) so với cùng kỳ năm 2023; số tiền xử phạt là 479,5 triệu đồng, giảm 486 triệu đồng (giảm 49,6%) so với cùng kỳ năm 2023.
Theo các chuyên gia, rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ.
Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…
Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…
Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.
Nguồn moitruong.net.vn
Link bài gốchttps://moitruong.net.vn/gia-lai-xay-ra-180-vu-vi-pham-lam-luat-trong-10-thang-dau-nam-78961.html