Đốt rơm rạ (Bài 5): Giải pháp hữu hiệu nào giúp nông dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch?

11/07/2020 00:37

MTNN

Moitruong.net.vn

– Đốt rơm, rạ sau thu hoạch gây lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường làm suy thoái nguồn đất. Việc làm này chính quyền, cơ quan quản lý về môi trường, và các nhà khoa học cũng biết. Nhưng tại sao nó vẫn diễn ra? Vậy, giải pháp hữu hiệu nào giúp nông dân xử lý rơm rạ.

Nguồn tài nguyên sinh khối khổng lồ

Với đặc thù là một nước nông nghiệp, việc nghiên cứu phát triển nguồn vật liệu và năng lượng sinh khối, góp phần tạo ra những dạng năng lượng, vật liệu sạch, rẻ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường chính là một hướng đi tất yếu. Tại Việt Nam, năng lượng có nguồn gốc sinh khối hiện đang được sử dụng theo bốn cách: Sử dụng trực tiếp như than, củi, rơm, rạ dùng làm chất đốt; Khí biogas từ rơm rạ, chất thải chăn nuôi; Bioetanol từ sắn, mía, ngô và Biodiesel từ hạt có dầu, mở cá, mỡ động vật. Trong đó phổ biến nhất vẫn là sử dụng trực tiếp và khí Biogas. Các loại hình khác vẫn còn ở trong giai đoạn thử nghiệm.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang sở hữu nguồn “tài nguyên” sinh khối rơm rạ khổng lồ, nhiều tiềm năng (nguồn phân bón, chất dinh dưỡng cho đất, nguồn năng lượng tái tạo, nguồn vật liệu trồng nấm và thức ăn chăn nuôi), nguồn nguyên liệu quý nếu sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

Máy thu gom rơm trên đồng.

Theo tính toán của các nhà nông học, cứ 1 hecta lúa sẽ cho 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất khoảng 6 triệu đồng, trong khi cùng khối lượng rơm rạ ấy nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ. Như vậy, hằng năm với toàn bộ số rơm rạ cả nước là 76 triệu tấn đem xử lý sẽ được 20 triệu tấn phân hữu cơ, giúp người nông dân đỡ phải bỏ tiền mua phân hóa học (200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali) gần 11.000 tỷ đồng.

>> Đốt rơm rạ (Bài 4): Tập quán xấu làm thoái hóa đất canh tác

Nhiều giải pháp có thể áp dụng ngay

Ở nước ta, từ lâu đời đã biết trồng nấm rơm ngay ngoài trời tận dụng diện tích trống. Trồng nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những hấp dẫn thị trường trong nước mà thị trường thế giới ngày càng ưa chuộng. Bởi theo các nhà khoa học, nấm rơm là thực phẩm nhiều dinh dưỡng mà không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Hàm lượng protein trong nấm lên tới 5%, đặc biệt có 8 loại axit amin không thay thế trong số 19 axit amin có trong nấm. Nấm rơm có thành phần chất xơ cao và lipit thấp, phòng trừ bệnh huyết áp, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chữa bệnh đường ruột,…

Cho đến nay việc trồng nấm đã phát triển ở khoảng 40 tỉnh thành, song sản lượng chưa tương xứng với tiềm năng.

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển nghề trồng nấm. Khu vực này có đủ các điều kiện như chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh không đáng kể, có thể trồng nấm rơm quanh năm. Trung bình cứ một tấn lúa có 1,2 tấn rơm, rạ, ngoài ra còn mạt cưa, bèo tây, bã mía,… là nguồn nguyên liệu lớn để trồng nấm rơm. Thời kỳ nông nhàn nhiều, nhất là mùa lũ, hơn nữa trồng nấm rơm không đòi hỏi cao về kỹ thuật. Nấm không chiếm nhiều diện tích, chủ yếu tận dụng diện tích trống, chi phí thấp. Giải quyết tốt các nguồn thu nhập cho nông dân.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ. Ví dụ tại Bình Giang, huyện trọng điểm lúa của Hải Dương, lượng rơm, rạ sau thu hoạch rất lớn. Người ta dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ, giảm được một nửa chi phí đầu vào cho nông dân, cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hướng tới một thương hiệu gạo an toàn, chất lượng.

Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, đã áp dụng thành công phương pháp sản xuất phân bón từ rơm, rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh.

Nhiều nơi, người dân đã xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học.

Thay vì đổ xuống ruộng đồng phân hóa học, khiến cấu tạo đất bị đổi thay, nhanh chóng mất dần độ phì nhiêu, và gây ô nhiễm ngày một nặng nề, thì nông dân đã có phân từ rơm, rạ của mình, làm cho đất đai thêm phì nhiêu và môi trường an toàn, nâng cao giá trị kinh tế, xã hội.

Phương pháp xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ như sau: Sau vụ gặt, thu gom rơm, rạ vào một góc ruộng; hòa chế phẩm vi sinh (chế phẩm do Viện Công nghệ sinh học cung cấp) cùng với nước và phân NPK, tưới lên đống rơm, rạ. Sau che phủ bằng nilon, trát bùn kín. Sau 3 tuần rơm, rạ mủn là loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Dùng phân này bón lót, sẽ giảm tới 30% lượng phân hóa học, và tăng năng suất cây trồng lên đến 7%.

Ngoài việc dùng làm nấm, sản xuất phân bón hữu cơ, rơm, rạ còn dùng làm vật liệu xây dựng; làm bê tông siêu nhẹ, đệm lót vận chuyển hàng hóa dễ vỡ, vận chuyển hoa quả, v.v…

Việc sử dụng rơm, rạ cho sản xuất năng lượng, gồm nhiên liệu sinh khối rắn; nhiên liệu sinh học; đóng bánh. Sản xuất bột giấy,…là phương pháp tận dụng tối ưu. Song thu gom, vận chuyển là rào cản lớn từ nghiên cứu triển khai đến sản xuất.

Rơm rạ có thể được xử lý ngay trên đồng ruộng hoặc thu gom để sử dụng vào các mục đích kinh tế khác nhau, tiến tới loại trừ hoàn toàn việc đốt rơm trên đồng, hạn chế tối đa việc phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo.

Bản thân người nông dân cũng đã nhận thấy rõ ràng về tác hại của việc đốt rơm, rạ trong ngày mùa, song mọi việc có thể thay đổi được hay không thì còn phụ thuộc vào sự thay đổi về nhận thức, thói quen của chính họ. Do vậy, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để mỗi người nhận thức rõ tác hại và chung tay hành động vì môi trường chung.

Trong tương lai, để tiến tới đẩy lùi việc đốt rơm rạ, rất cần sự chung tay của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và nông dân. Đặc biệt, các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn trong cảnh báo tác hại của đốt rơm rạ; có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua rơm; có chế tài xử lý đối với việc đốt rơm, rạ; các hộ dân cần chủ động xử lý rơm rạ làm phân bón ruộng… Khi rơm rạ trở thành sản phẩm hữu ích, việc đốt rơm rạ sẽ bị đẩy lùi.

Hồng Anh

Nguồn
Link bài gốc

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

Bạn đọc quan tâm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com